Diễn ta từ ngày 8/10 đến 10/10/1871, vụ Đại hỏa hoạn Chicago là một trong những thảm họa lớn nhất nước Mỹ vào thế kỷ 19. Ảnh: YouTube.Vụ hỏa hoạn bùng phát vào khoảng 21h tại một chuồng gia súc nhỏ giáp con hẻm phía sau đường DeKoven. Cho đến nay, nguyên nhân phát hỏa chưa được xác định. Ảnh: Modern Farmer.Tình trạng hạn hán, gió Tây Nam cùng việc hầu hết các công trình của thành phố được xây bằng gỗ đã tạo điều kiện cho đám cháy nhanh chóng lan rộng. Ảnh: Fine Art America.Khi lính cứu hỏa đến đường DeKoven, ngọn lửa đã phát triển và lan sang các tòa nhà lân cận và đang hướng tới các khu thương mại. Khi đó, họ hy vọng rằng các nhánh phía Nam sông Chicago và một khu vực trống sẽ là một vành đai ngăn cháy tự nhiên. Ảnh: Fine Art America.Tuy nhiên, dọc theo sông lại là những bãi gỗ, kho, bãi than và có nhiều sà lan, cầu qua sông, nên vành đai này đã trở nên vô hiệu. Tàn lửa theo gió tiếp tục thiêu rụi các tòa nhà bên kia sông. Ảnh: AwesomeStories.Đám cháy nhanh chóng phát triển về phía trung tâm của thành phố khiến tình hình trở nên rối loạn. Thị trưởng Chicago Roswell B. Mason đã phải yêu cầu sự giúp đỡ của các thị trấn lân cận. Vào 2h20 ngày 9/10, tòa án của thành phố đã sụp đổ. Ảnh: Wikipedia.Một yếu tố khác góp phần vào sự lan truyền của đám cháy là một hiện tượng vòng xoáy nhiệt, tạo hiệu ứng như lốc xoáy trong không khí. Những xoáy nhiệt này cuốn phăng các mảnh vỡ cấu kiện đang bốc cháy bay cao và bay xa. Ảnh: ABC7 Chicago.Những mảnh vỡ như vậy được thổi qua nhánh chính của sông Chicago tới một toa xe chở dầu hỏa, khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Cứ như vậy, đám cháy lại lan truyền qua sông lần thứ hai, hoành hành khắp phía Bắc của thành phố. Ảnh: KnowledgeNuts.Lính cứu hỏa Chicago đã chiến đấu ngoan cường với ngọn lửa. Nhưng tình hình đã trở nên tuyệt vọng khi nhà máy nước thành phố bị cháy rụi. Đám cháy lan truyền tự do từ nhà này sang nhà khác, từ khu này sang khu khác mà không có sự ngăn chặn nào. Ảnh: History.com.Cuối cùng, vào đêm ngày 9/10 trời bắt đầu đổ mưa, nhưng lúc này đám cháy cũng đã tàn dần. Nó đã lan đến khu vực phía Bắc thưa thớt sau khi thiêu trụi hoàn toàn phía Nam đông đúc, trù phú. Ảnh: Chicago Architecture Foundation.Theo thống kế vụ đại hỏa hoạn Chicago đã làm chết khoảng 300 người, phá hủy một diện tích rộng 9 km2, khiến hơn 100.000 người lâm vào cảnh mất nhà cửa. Thiệt hại kinh tế là 222 triệu USD, chiếm 1/3 tài sản của thành phố (tương đương 4 tỷ USD năm 2015). Ảnh: Urban Remains Chicago.Vụ đại hỏa hoạn đã phá hủy phần lớn khu vực trung tâm của Chicago, nhưng thành phố đã được xây dựng lại và tiếp tục phát triển để trở thành một trong những thành phố đông dân nhất và quan trọng về kinh tế của nước Mỹ. Ảnh: Time.Mời quý độc giả xem clip: Những sự thật thú vị về nước Mỹ.
Diễn ta từ ngày 8/10 đến 10/10/1871, vụ Đại hỏa hoạn Chicago là một trong những thảm họa lớn nhất nước Mỹ vào thế kỷ 19. Ảnh: YouTube.
Vụ hỏa hoạn bùng phát vào khoảng 21h tại một chuồng gia súc nhỏ giáp con hẻm phía sau đường DeKoven. Cho đến nay, nguyên nhân phát hỏa chưa được xác định. Ảnh: Modern Farmer.
Tình trạng hạn hán, gió Tây Nam cùng việc hầu hết các công trình của thành phố được xây bằng gỗ đã tạo điều kiện cho đám cháy nhanh chóng lan rộng. Ảnh: Fine Art America.
Khi lính cứu hỏa đến đường DeKoven, ngọn lửa đã phát triển và lan sang các tòa nhà lân cận và đang hướng tới các khu thương mại. Khi đó, họ hy vọng rằng các nhánh phía Nam sông Chicago và một khu vực trống sẽ là một vành đai ngăn cháy tự nhiên. Ảnh: Fine Art America.
Tuy nhiên, dọc theo sông lại là những bãi gỗ, kho, bãi than và có nhiều sà lan, cầu qua sông, nên vành đai này đã trở nên vô hiệu. Tàn lửa theo gió tiếp tục thiêu rụi các tòa nhà bên kia sông. Ảnh: AwesomeStories.
Đám cháy nhanh chóng phát triển về phía trung tâm của thành phố khiến tình hình trở nên rối loạn. Thị trưởng Chicago Roswell B. Mason đã phải yêu cầu sự giúp đỡ của các thị trấn lân cận. Vào 2h20 ngày 9/10, tòa án của thành phố đã sụp đổ. Ảnh: Wikipedia.
Một yếu tố khác góp phần vào sự lan truyền của đám cháy là một hiện tượng vòng xoáy nhiệt, tạo hiệu ứng như lốc xoáy trong không khí. Những xoáy nhiệt này cuốn phăng các mảnh vỡ cấu kiện đang bốc cháy bay cao và bay xa. Ảnh: ABC7 Chicago.
Những mảnh vỡ như vậy được thổi qua nhánh chính của sông Chicago tới một toa xe chở dầu hỏa, khiến tình hình càng trở nên nghiêm trọng. Cứ như vậy, đám cháy lại lan truyền qua sông lần thứ hai, hoành hành khắp phía Bắc của thành phố. Ảnh: KnowledgeNuts.
Lính cứu hỏa Chicago đã chiến đấu ngoan cường với ngọn lửa. Nhưng tình hình đã trở nên tuyệt vọng khi nhà máy nước thành phố bị cháy rụi. Đám cháy lan truyền tự do từ nhà này sang nhà khác, từ khu này sang khu khác mà không có sự ngăn chặn nào. Ảnh: History.com.
Cuối cùng, vào đêm ngày 9/10 trời bắt đầu đổ mưa, nhưng lúc này đám cháy cũng đã tàn dần. Nó đã lan đến khu vực phía Bắc thưa thớt sau khi thiêu trụi hoàn toàn phía Nam đông đúc, trù phú. Ảnh: Chicago Architecture Foundation.
Theo thống kế vụ đại hỏa hoạn Chicago đã làm chết khoảng 300 người, phá hủy một diện tích rộng 9 km2, khiến hơn 100.000 người lâm vào cảnh mất nhà cửa. Thiệt hại kinh tế là 222 triệu USD, chiếm 1/3 tài sản của thành phố (tương đương 4 tỷ USD năm 2015). Ảnh: Urban Remains Chicago.
Vụ đại hỏa hoạn đã phá hủy phần lớn khu vực trung tâm của Chicago, nhưng thành phố đã được xây dựng lại và tiếp tục phát triển để trở thành một trong những thành phố đông dân nhất và quan trọng về kinh tế của nước Mỹ. Ảnh: Time.
Mời quý độc giả xem clip: Những sự thật thú vị về nước Mỹ.