Mùi Đen là một trong những võ sư danh tiếng trong lịch sử nước ta. Theo gia phả dòng họ, ông từng lên sàn đấu, đánh nhau với hỗ dữ. Bằng tay không, ông nhanh chóng hạ gục 2 con mãnh thú. Sinh thời, ông được ca tụng là "Võ Tòng nước Việt".Mùi Đen phải đánh nhau với hỗ dữ vì bấy giờ thực dân Pháp có âm mưu giết chết thầy dạy của ông. Để bảo vệ thầy, ông đánh nhau với hổ để kẻ thù lui bước.Mùi Đen là đệ tử của võ sư Cử Tốn. Cho rằng thầy trò Cử Tốn là mầm họa, thực dân Pháp nhiều lần tìm cách hãm hại. Võ sư Cử Tốn muốn môn sinh của mình diễn lại tích "Võ Tòng đả hổ" ngay trước mắt quần hùng để tạo thanh thế trước kẻ thù.Theo sách "Đại Nam Hội điển Sự lệ", ngoài các môn võ thuật, Cử Tốn rất giỏi bắn cung. Cũng theo một số tư liệu được dòng họ lưu giữ, thực dân Pháp từng muốn thử thách tài năng của võ sư này bằng cách chỉ lên con chim đang đậu trên cây, yêu cầu bắn trúng. Ông chưa kịp bắn, chúng đã rung cây cho chim bay đi. Dù vậy, Cử Tốn vẫn kịp bắn hạ con chim được chỉ định.Năm 18 tuổi, Cử Tốn thi đỗ Hội nguyên (phó bảng võ). Đến kỳ thi Đình, do gia đình có chuyện buồn, ông xin về quê không thi nữa.Theo sách "Đại Nam Hội điển Sự lệ", vua Tự Đức rất muốn chứng kiến tài năng của Cử Tốn nên tổ chức cuộc thi bắn cung ở sân đình. Dù còn trẻ và chưa có kinh nghiệm nơi đông người, trang nghiêm, Cử Tốn đã rất bình tĩnh bắn liền lúc 9 mũi tên trúng hồng tâm.Không chỉ vua Tự Đức, các cao thủ ở kinh thành tròn mắt kinh ngạc trước tài bắn cung của Cử Tốn. Vua Tự Đức đã ban cho võ sư này bốn chữ “xạ năng quán quốc” để ghi nhận tài năng của ông.Theo những tài liệu còn lưu truyền đến nay, võ sư Cử Tốn tên thật Nguyễn Đình Trọng, sinh ra tại Hà Nội. Ông là dòng dõi với võ tướng Nguyễn Đình Tùng, người từng đỗ thủ khoa kỳ thi Đình dưới thời nhà Nguyễn.
Mùi Đen là một trong những võ sư danh tiếng trong lịch sử nước ta. Theo gia phả dòng họ, ông từng lên sàn đấu, đánh nhau với hỗ dữ. Bằng tay không, ông nhanh chóng hạ gục 2 con mãnh thú. Sinh thời, ông được ca tụng là "Võ Tòng nước Việt".
Mùi Đen phải đánh nhau với hỗ dữ vì bấy giờ thực dân Pháp có âm mưu giết chết thầy dạy của ông. Để bảo vệ thầy, ông đánh nhau với hổ để kẻ thù lui bước.
Mùi Đen là đệ tử của võ sư Cử Tốn. Cho rằng thầy trò Cử Tốn là mầm họa, thực dân Pháp nhiều lần tìm cách hãm hại. Võ sư Cử Tốn muốn môn sinh của mình diễn lại tích "Võ Tòng đả hổ" ngay trước mắt quần hùng để tạo thanh thế trước kẻ thù.
Theo sách "Đại Nam Hội điển Sự lệ", ngoài các môn võ thuật, Cử Tốn rất giỏi bắn cung. Cũng theo một số tư liệu được dòng họ lưu giữ, thực dân Pháp từng muốn thử thách tài năng của võ sư này bằng cách chỉ lên con chim đang đậu trên cây, yêu cầu bắn trúng. Ông chưa kịp bắn, chúng đã rung cây cho chim bay đi. Dù vậy, Cử Tốn vẫn kịp bắn hạ con chim được chỉ định.
Năm 18 tuổi, Cử Tốn thi đỗ Hội nguyên (phó bảng võ). Đến kỳ thi Đình, do gia đình có chuyện buồn, ông xin về quê không thi nữa.
Theo sách "Đại Nam Hội điển Sự lệ", vua Tự Đức rất muốn chứng kiến tài năng của Cử Tốn nên tổ chức cuộc thi bắn cung ở sân đình. Dù còn trẻ và chưa có kinh nghiệm nơi đông người, trang nghiêm, Cử Tốn đã rất bình tĩnh bắn liền lúc 9 mũi tên trúng hồng tâm.
Không chỉ vua Tự Đức, các cao thủ ở kinh thành tròn mắt kinh ngạc trước tài bắn cung của Cử Tốn. Vua Tự Đức đã ban cho võ sư này bốn chữ “xạ năng quán quốc” để ghi nhận tài năng của ông.
Theo những tài liệu còn lưu truyền đến nay, võ sư Cử Tốn tên thật Nguyễn Đình Trọng, sinh ra tại Hà Nội. Ông là dòng dõi với võ tướng Nguyễn Đình Tùng, người từng đỗ thủ khoa kỳ thi Đình dưới thời nhà Nguyễn.