Người xưa rất coi trọng việc hậu sự, khi còn tại vị, các hoàng đế đặc biệt chú ý đến việc chọn nơi phong thủy tốt để xây dựng lăng tẩm, sau này yên giấc ngàn thu.Sau khi nhà Thanh nhập quan, Thuận Trị đế đã chọn núi Xương Thụy ở Tuân Hóa, Hà Bắc để xây dựng lăng tẩm cho mình.Vị hoàng đế tiếp theo là Khang Hy cũng nối gót cha mình xây dựng lăng mộ tại đây. Tuy nhiên đến lượt Ung Chính, ông lại khiến mọi người bất ngờ khi chọn xây lăng tẩm của mình ở nơi xa hẳn với chỗ an nghỉ của ông nội và cha mình. Tại sao lại thế?Câu hỏi này đã từng khiến nhiều nhà sử học đau đầu. Mao Lập Bình - Phó giáo sư tại Viện Lịch sử nhà Thanh thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc đã chỉ ra rằng tẩm lăng của Thuận Trị và Khang Hy được xây dựng ở Tuân Hóa, cách Bắc Kinh hơn 100km về phía đông, gọi là Thanh Đông lăng. Lăng tẩm của Ung Chính lại tọa lạc ở huyện Dịch, Hà Bắc, cách Bắc Kinh 140km về phía Tây Nam, còn được gọi là Thanh Tây lăng. Về cơ bản, vị trí của hai lăng tẩm nằm ở hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau.Trước đây, có nhận định rằng, hành vi của Ung Chính khi bước lên ngai vàng là hành vi soán ngôi. Vì vậy, do áy náy, Ung Chính không dám đặt tẩm cung ở cung Càn Thanh suốt thời gian tại vị mà chỉ nghỉ tại Dưỡng Tâm điện phía Tây.Ngay cả sau này khi mất đi, Ung Chính cũng không dám đối mặt với vong linh của cha mình, vì vậy quyết định tách ra, an nghỉ ở lăng phía Tây.Thế nhưng, Phó giáo sư Mao Lập Bình không đồng ý với nhận định này. Theo nghiên cứu, mới đầu có vẻ như Ung Chính cũng dự định an nghỉ tại Thanh Đông lăng.Hoàng đế Ung Chính chọn được một nơi địa thế tốt, cực ưng ý gọi là "cửu phượng triều dương" (9 con phượng hướng về mặt trời), gần lăng của Thuận Trị và Khang Hy. Thế nhưng khi khởi công xây dựng, người ta phát hiện chất đất ở đây tơi xốp, lẫn nhiều cát sỏi, dễ thấm nước.Suy đi tính lại, Ung Chính quyết định bỏ đi khối "phong thủy bảo địa" này và tìm một địa điểm khác. Đáng tiếc, chọn lựa nhiều lần, Ung Chính vẫn không tìm được địa điểm trong vùng Thanh Đông lăng, buộc phải mở rộng địa thế.Cuối cùng, vị hoàng đế này tìm được một nơi phong thủy đẹp không kém là núi Thái Ninh, huyện Dịch. Ung Chính từng khen ngợi, khu vực này càn khôn hội tụ, âm dương giao hòa.Lúc này, tuy rằng Ung Chính khá thỏa mãn nhưng ông cũng biết rằng vẫn còn những vấn đề về nghi lễ cần giải quyết, vì vậy ông đã hỏi ý kiến các đại thần.Các đại thần chiều theo ý của Ung Chính, nói rằng thời Hán, Đường, các vua đều táng ở Thiểm Tây nhưng khu vực phân bố bất đồng, trong khi Tuân Hóa và huyện Dịch đều thuộc Hà Bắc, thuộc về vòng lõi xung quanh kinh đô nên nghi thức và lễ phát không có gì bất hợp lý, khiến Ung Chính vô cùng hài lòng.Tuy nhiên, sau khi Ung Chính qua đời, Càn Long lại khó nghĩ, nên xây dựng tẩm cung ở đâu, nên an nghỉ cùng cụ và ông nội hay cùng với cha mình. Kết quả, Càn Long đã nghĩ ra một phương pháp hay, lập ra luật, bắt đầu từ ông, chỉ cần cha táng ở Đông lăng, con sẽ phải táng ở Tây lăng và ngược lại. Cứ như vậy, các thế hệ sau khỏi phải suy nghĩ, băn khoăn.
Người xưa rất coi trọng việc hậu sự, khi còn tại vị, các hoàng đế đặc biệt chú ý đến việc chọn nơi phong thủy tốt để xây dựng lăng tẩm, sau này yên giấc ngàn thu.
Sau khi nhà Thanh nhập quan, Thuận Trị đế đã chọn núi Xương Thụy ở Tuân Hóa, Hà Bắc để xây dựng lăng tẩm cho mình.
Vị hoàng đế tiếp theo là Khang Hy cũng nối gót cha mình xây dựng lăng mộ tại đây. Tuy nhiên đến lượt Ung Chính, ông lại khiến mọi người bất ngờ khi chọn xây lăng tẩm của mình ở nơi xa hẳn với chỗ an nghỉ của ông nội và cha mình. Tại sao lại thế?
Câu hỏi này đã từng khiến nhiều nhà sử học đau đầu. Mao Lập Bình - Phó giáo sư tại Viện Lịch sử nhà Thanh thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc đã chỉ ra rằng tẩm lăng của Thuận Trị và Khang Hy được xây dựng ở Tuân Hóa, cách Bắc Kinh hơn 100km về phía đông, gọi là Thanh Đông lăng.
Lăng tẩm của Ung Chính lại tọa lạc ở huyện Dịch, Hà Bắc, cách Bắc Kinh 140km về phía Tây Nam, còn được gọi là Thanh Tây lăng. Về cơ bản, vị trí của hai lăng tẩm nằm ở hai hướng hoàn toàn trái ngược nhau.
Trước đây, có nhận định rằng, hành vi của Ung Chính khi bước lên ngai vàng là hành vi soán ngôi. Vì vậy, do áy náy, Ung Chính không dám đặt tẩm cung ở cung Càn Thanh suốt thời gian tại vị mà chỉ nghỉ tại Dưỡng Tâm điện phía Tây.
Ngay cả sau này khi mất đi, Ung Chính cũng không dám đối mặt với vong linh của cha mình, vì vậy quyết định tách ra, an nghỉ ở lăng phía Tây.
Thế nhưng, Phó giáo sư Mao Lập Bình không đồng ý với nhận định này. Theo nghiên cứu, mới đầu có vẻ như Ung Chính cũng dự định an nghỉ tại Thanh Đông lăng.
Hoàng đế Ung Chính chọn được một nơi địa thế tốt, cực ưng ý gọi là "cửu phượng triều dương" (9 con phượng hướng về mặt trời), gần lăng của Thuận Trị và Khang Hy. Thế nhưng khi khởi công xây dựng, người ta phát hiện chất đất ở đây tơi xốp, lẫn nhiều cát sỏi, dễ thấm nước.
Suy đi tính lại, Ung Chính quyết định bỏ đi khối "phong thủy bảo địa" này và tìm một địa điểm khác. Đáng tiếc, chọn lựa nhiều lần, Ung Chính vẫn không tìm được địa điểm trong vùng Thanh Đông lăng, buộc phải mở rộng địa thế.
Cuối cùng, vị hoàng đế này tìm được một nơi phong thủy đẹp không kém là núi Thái Ninh, huyện Dịch. Ung Chính từng khen ngợi, khu vực này càn khôn hội tụ, âm dương giao hòa.
Lúc này, tuy rằng Ung Chính khá thỏa mãn nhưng ông cũng biết rằng vẫn còn những vấn đề về nghi lễ cần giải quyết, vì vậy ông đã hỏi ý kiến các đại thần.
Các đại thần chiều theo ý của Ung Chính, nói rằng thời Hán, Đường, các vua đều táng ở Thiểm Tây nhưng khu vực phân bố bất đồng, trong khi Tuân Hóa và huyện Dịch đều thuộc Hà Bắc, thuộc về vòng lõi xung quanh kinh đô nên nghi thức và lễ phát không có gì bất hợp lý, khiến Ung Chính vô cùng hài lòng.
Tuy nhiên, sau khi Ung Chính qua đời, Càn Long lại khó nghĩ, nên xây dựng tẩm cung ở đâu, nên an nghỉ cùng cụ và ông nội hay cùng với cha mình. Kết quả, Càn Long đã nghĩ ra một phương pháp hay, lập ra luật, bắt đầu từ ông, chỉ cần cha táng ở Đông lăng, con sẽ phải táng ở Tây lăng và ngược lại. Cứ như vậy, các thế hệ sau khỏi phải suy nghĩ, băn khoăn.