Cùng với cung nữ, thái giám Trung Quốc thời phong kiến làm các công việc chăm lo cho cuộc sống thường nhật của hoàng đế và các phi tần trong hậu cung. Hoạn quan luôn bận rộn khi phải phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cho chủ nhân.Thêm nữa, hoạn quan luôn phải túc trực, sẵn sàng đợi lệnh để có thể kịp thời hầu hạ chủ nhân khi được gọi. Nếu không may phạm lỗi thì họ có thể bị trách mắng, phạt quỳ, nghiêm trọng hơn thì có thể bị giết chết.Do vậy, thái giám luôn phải tỉ mỉ, cẩn thận từng lời ăn tiếng nói cho đến hành động để làm hài lòng chủ nhân. Khi tìm hiểu về cuộc sống của hoạn quan, nhiều người tò mò không biết vì sao họ thường mang cầm trên tay cây phất trần.Theo các nhà nghiên cứu, hoạn quan mang theo cây phất trần bên người để dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Trong số này có việc hoạn quan dùng cây phất trần để phủi bụi bặm các cung điện, gian phòng trong hoàng cung. Cây phất trần cũng được thái giám dùng để vệ sinh các đồ đạc trong các gian phòng trong cung.Trong trường hợp trên trang phục của hoàng đế hoặc các phi tần có dính bụi bẩn, thái giám sẽ dùng cây phất trần để làm sạch chúng.Không phải thái giám nào trong cung cũng có thể sử dụng cây phất trần. Chỉ những hoạn quan có địa vị cao trong cung, là thân tín của hoàng đế hay các phi tần mới có thể cầm trên tay cây phất trần. Đối với thái giám, cây phất trần được xem là biểu tượng quyền lực. Ngoài ra, cây phất trần còn được dùng như một vũ khí tạm thời để bảo vệ hoàng đế, các phi tần trong trường hợp xảy ra nguy hiểm như hành thích.Thái giám cầm cây phất trần chống trả kẻ tấn công, giúp kéo dài thời gian để các thị vệ xông lên khống chế, tiêu diệt hay bắt giữ hung thủ.Việc thái giám cầm cây phất trần còn được coi là "bảo bối" giúp xua đuổi vận đen, mang đến may mắn cho chủ nhân.Cuối cùng, trong Đạo giáo và Phật giáo, phất trần có ý nghĩa đoạn tuyệt hồng trần. Theo đó, hoạn quan cầm cây phất trần trên tay sẽ giống như một lời nhắc nhở phải làm việc đúng đắn với bổn phận của mình.Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.
Cùng với cung nữ, thái giám Trung Quốc thời phong kiến làm các công việc chăm lo cho cuộc sống thường nhật của hoàng đế và các phi tần trong hậu cung. Hoạn quan luôn bận rộn khi phải phục vụ các nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống cho chủ nhân.
Thêm nữa, hoạn quan luôn phải túc trực, sẵn sàng đợi lệnh để có thể kịp thời hầu hạ chủ nhân khi được gọi. Nếu không may phạm lỗi thì họ có thể bị trách mắng, phạt quỳ, nghiêm trọng hơn thì có thể bị giết chết.
Do vậy, thái giám luôn phải tỉ mỉ, cẩn thận từng lời ăn tiếng nói cho đến hành động để làm hài lòng chủ nhân. Khi tìm hiểu về cuộc sống của hoạn quan, nhiều người tò mò không biết vì sao họ thường mang cầm trên tay cây phất trần.
Theo các nhà nghiên cứu, hoạn quan mang theo cây phất trần bên người để dùng vào nhiều mục đích khác nhau. Trong số này có việc hoạn quan dùng cây phất trần để phủi bụi bặm các cung điện, gian phòng trong hoàng cung. Cây phất trần cũng được thái giám dùng để vệ sinh các đồ đạc trong các gian phòng trong cung.
Trong trường hợp trên trang phục của hoàng đế hoặc các phi tần có dính bụi bẩn, thái giám sẽ dùng cây phất trần để làm sạch chúng.
Không phải thái giám nào trong cung cũng có thể sử dụng cây phất trần. Chỉ những hoạn quan có địa vị cao trong cung, là thân tín của hoàng đế hay các phi tần mới có thể cầm trên tay cây phất trần. Đối với thái giám, cây phất trần được xem là biểu tượng quyền lực. Ngoài ra, cây phất trần còn được dùng như một vũ khí tạm thời để bảo vệ hoàng đế, các phi tần trong trường hợp xảy ra nguy hiểm như hành thích.
Thái giám cầm cây phất trần chống trả kẻ tấn công, giúp kéo dài thời gian để các thị vệ xông lên khống chế, tiêu diệt hay bắt giữ hung thủ.
Việc thái giám cầm cây phất trần còn được coi là "bảo bối" giúp xua đuổi vận đen, mang đến may mắn cho chủ nhân.
Cuối cùng, trong Đạo giáo và Phật giáo, phất trần có ý nghĩa đoạn tuyệt hồng trần. Theo đó, hoạn quan cầm cây phất trần trên tay sẽ giống như một lời nhắc nhở phải làm việc đúng đắn với bổn phận của mình.
Mời độc giả xem video: Cuộc đời phi tần duy nhất “dám” đệ đơn ly hôn với Hoàng đế.