Cùng với cung nữ, thái giám Trung Quốc thời phong kiến đảm nhận các công việc chăm lo đời sống sinh hoạt hàng ngày cho hoàng đế và hàng ngàn phi tần, mỹ nữ trong hậu cung.Để thái giám không thể có ý đồ bất chính với các phi tần của hoàng đế, trước khi vào cung, nam giới phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn, khắc nghiệt. Một số người đã chết trong quá trình tịnh thân.Sau khi tịnh thân, thái giám sẽ không còn khả năng duy trì nòi giống. Kể từ đó, hoạn quan sẽ phải nếm chịu nhiều nỗi khổ khó nói, đặc biệt là chuyện đi vệ sinh.Do trải qua quá trình tịnh thân nên thái giám không còn là nam giới bình thường. Họ được coi là "ái nam ái nữ", phản ứng sinh lý khó có thể kiểm soát khi nước tiểu bị rò rỉ mà không biết. Khi ngửi thấy mùi hôi từ dưới cơ thể thì đã quá muộn.Chính vì vậy, thái giám thời nhà Thanh thường mang theo bên người một chiếc khăn thấm hương liệu để giải quyết vấn đề rò rỉ nước tiểu và mùi hôi khó chịu.Khi đi vệ sinh, thái giám thường phải ngồi xổm để ngăn nước tiểu vương vãi khắp nơi khiến quần áo dính mùi khó chịu. Ngay cả khi dùng khăn để thấm nước tiểu nhưng vẫn không thể giúp cơ thể hoàn toàn sạch sẽ vì việc đi vệ sinh không giống người bình thường.Do không có thời gian rảnh rỗi để tắm rửa hay thay quần áo nhiều lần trong ngày nên các thái giám luôn tỏa ra mùi khó chịu vì tiếp xúc với nước tiểu.Để không khiến hoàng thượng và các phi tần khó chịu vì ngửi thấy mùi hôi, thái giám thực hiện một số giải pháp như mặc quần áo thật dày, mang hương liệu có mùi thơm bên người.Một vài thái giám đặt khăn vào đáy quần để giúp giữ vệ sinh cũng như hạn chế mùi hôi thoát ra ngoài.Thái giám làm như vậy để khi đứng gần chủ nhân sẽ không khiến họ khó chịu. Nếu chủ nhân khó chịu, tức giận vì mùi hôi kinh khủng thì thái giám có thể bị xử phạt, nhẹ thì phạt đánh, nặng thì có thể mất mạng. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Cùng với cung nữ, thái giám Trung Quốc thời phong kiến đảm nhận các công việc chăm lo đời sống sinh hoạt hàng ngày cho hoàng đế và hàng ngàn phi tần, mỹ nữ trong hậu cung.
Để thái giám không thể có ý đồ bất chính với các phi tần của hoàng đế, trước khi vào cung, nam giới phải trải qua quá trình tịnh thân đau đớn, khắc nghiệt. Một số người đã chết trong quá trình tịnh thân.
Sau khi tịnh thân, thái giám sẽ không còn khả năng duy trì nòi giống. Kể từ đó, hoạn quan sẽ phải nếm chịu nhiều nỗi khổ khó nói, đặc biệt là chuyện đi vệ sinh.
Do trải qua quá trình tịnh thân nên thái giám không còn là nam giới bình thường. Họ được coi là "ái nam ái nữ", phản ứng sinh lý khó có thể kiểm soát khi nước tiểu bị rò rỉ mà không biết. Khi ngửi thấy mùi hôi từ dưới cơ thể thì đã quá muộn.
Chính vì vậy, thái giám thời nhà Thanh thường mang theo bên người một chiếc khăn thấm hương liệu để giải quyết vấn đề rò rỉ nước tiểu và mùi hôi khó chịu.
Khi đi vệ sinh, thái giám thường phải ngồi xổm để ngăn nước tiểu vương vãi khắp nơi khiến quần áo dính mùi khó chịu. Ngay cả khi dùng khăn để thấm nước tiểu nhưng vẫn không thể giúp cơ thể hoàn toàn sạch sẽ vì việc đi vệ sinh không giống người bình thường.
Do không có thời gian rảnh rỗi để tắm rửa hay thay quần áo nhiều lần trong ngày nên các thái giám luôn tỏa ra mùi khó chịu vì tiếp xúc với nước tiểu.
Để không khiến hoàng thượng và các phi tần khó chịu vì ngửi thấy mùi hôi, thái giám thực hiện một số giải pháp như mặc quần áo thật dày, mang hương liệu có mùi thơm bên người.
Một vài thái giám đặt khăn vào đáy quần để giúp giữ vệ sinh cũng như hạn chế mùi hôi thoát ra ngoài.
Thái giám làm như vậy để khi đứng gần chủ nhân sẽ không khiến họ khó chịu. Nếu chủ nhân khó chịu, tức giận vì mùi hôi kinh khủng thì thái giám có thể bị xử phạt, nhẹ thì phạt đánh, nặng thì có thể mất mạng. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.