Ở Trung Quốc thời phong kiến, thái giám nhà Thanh được xem là những người có địa vị thấp nhất trong hoàng cung. Công việc của họ là hầu hạ, chăm lo mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế, thái hậu, hoàng hậu và các phi tần.Hoạn quan luôn phải chú ý từng hành động, lời nói và sẵn sàng phục vụ chủ nhân khi được yêu cầu trong bất cứ thời điểm nào trong ngày. Theo đó, thái giám luôn tất bật với các công việc hàng ngày. Nếu không cẩn thận phạm lỗi thì họ có thể bị trừng phạt bằng cách phạt trượng. Nếu phạm tội nghiêm trọng, khiến chủ nhân tức giận thì thái giám có thể bị xử tử.Nhà Thanh có những quy định và phân cấp bậc rõ ràng đối với các thái giám. Trong đó, hoạn quan được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là những người hầu hạ trực tiếp hoàng, thái hậu và hoàng hậu. Họ thường là tổng quản thái giám và thủ lĩnh thái giám.Nhóm thứ hai là những hoạn quan thông thường làm việc dưới quyền tổng quản thái giám và thủ lĩnh thái giám. Mỗi cấp bậc thái giám có mức lương bổng hàng tháng khác nhau.Theo sử liệu, thái giám tổng quản có mức lương mỗi tháng là 8 lượng bạc và 8 đấu gạo. Trong khi đó, hoạn quan thông thường hưởng mức lương là 2 lượng bạc và 2 đấu gạo.Dưới thời nhà Thanh, 1 lượng bạc tương đương khoảng 500 Nhân dân tệ (gần 1,8 triệu đồng), mỗi đấu gạo có giá khoảng 15 tệ (gần 54.000 đồng).Tính theo tỷ giá hiện nay, thu nhập hàng tháng của thái giám tổng quản dưới thời nhà Thanh vào khoảng 4.120 Nhân dân tệ (gần 14,8 triệu đồng). Tương tự như vậy, thu nhập của thái giám bình thường sẽ khoảng 1.030 Nhân dân tệ (hơn 3,7 triệu đồng).Ngoài mức lương cố định trên, thái giám có thể có thêm những khoản thu nhập khác. Trong số này có việc nếu hoạn quan làm tốt công việc được giao thì họ có thể được chủ nhân ban thưởng vàng bạc hay đồ vật có giá trị.Thêm nữa, thái giám làm công việc truyền thánh chỉ, khẩu dụ của hoàng đế đến các quan viên trong triều thì có thể được những người này hối lộ một khoản tiền. Nhiều quan lại làm như vậy để dò hỏi thông tin hoặc nhờ hoạn quan nói những lời tốt đẹp về họ trước mặt hoàng đế.Hoạn quan nào càng được hoàng đế hay những phi tần có địa vị cao trong cung trọng dụng, tin tưởng thì càng có quyền lực lớn. Điều này giúp họ kiếm thêm những khoản thu nhập lớn hơn mức lương cố định hàng tháng.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Ở Trung Quốc thời phong kiến, thái giám nhà Thanh được xem là những người có địa vị thấp nhất trong hoàng cung. Công việc của họ là hầu hạ, chăm lo mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của hoàng đế, thái hậu, hoàng hậu và các phi tần.
Hoạn quan luôn phải chú ý từng hành động, lời nói và sẵn sàng phục vụ chủ nhân khi được yêu cầu trong bất cứ thời điểm nào trong ngày. Theo đó, thái giám luôn tất bật với các công việc hàng ngày. Nếu không cẩn thận phạm lỗi thì họ có thể bị trừng phạt bằng cách phạt trượng. Nếu phạm tội nghiêm trọng, khiến chủ nhân tức giận thì thái giám có thể bị xử tử.
Nhà Thanh có những quy định và phân cấp bậc rõ ràng đối với các thái giám. Trong đó, hoạn quan được chia thành 2 nhóm chính. Nhóm thứ nhất là những người hầu hạ trực tiếp hoàng, thái hậu và hoàng hậu. Họ thường là tổng quản thái giám và thủ lĩnh thái giám.
Nhóm thứ hai là những hoạn quan thông thường làm việc dưới quyền tổng quản thái giám và thủ lĩnh thái giám. Mỗi cấp bậc thái giám có mức lương bổng hàng tháng khác nhau.
Theo sử liệu, thái giám tổng quản có mức lương mỗi tháng là 8 lượng bạc và 8 đấu gạo. Trong khi đó, hoạn quan thông thường hưởng mức lương là 2 lượng bạc và 2 đấu gạo.
Dưới thời nhà Thanh, 1 lượng bạc tương đương khoảng 500 Nhân dân tệ (gần 1,8 triệu đồng), mỗi đấu gạo có giá khoảng 15 tệ (gần 54.000 đồng).
Tính theo tỷ giá hiện nay, thu nhập hàng tháng của thái giám tổng quản dưới thời nhà Thanh vào khoảng 4.120 Nhân dân tệ (gần 14,8 triệu đồng). Tương tự như vậy, thu nhập của thái giám bình thường sẽ khoảng 1.030 Nhân dân tệ (hơn 3,7 triệu đồng).
Ngoài mức lương cố định trên, thái giám có thể có thêm những khoản thu nhập khác. Trong số này có việc nếu hoạn quan làm tốt công việc được giao thì họ có thể được chủ nhân ban thưởng vàng bạc hay đồ vật có giá trị.
Thêm nữa, thái giám làm công việc truyền thánh chỉ, khẩu dụ của hoàng đế đến các quan viên trong triều thì có thể được những người này hối lộ một khoản tiền. Nhiều quan lại làm như vậy để dò hỏi thông tin hoặc nhờ hoạn quan nói những lời tốt đẹp về họ trước mặt hoàng đế.
Hoạn quan nào càng được hoàng đế hay những phi tần có địa vị cao trong cung trọng dụng, tin tưởng thì càng có quyền lực lớn. Điều này giúp họ kiếm thêm những khoản thu nhập lớn hơn mức lương cố định hàng tháng.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.