Tào Tháo được biết đến là một người gian xảo, đa nghi và độc ác. Song song với đó, ông cũng là một nhà chính trị, nhà quân sự tài giỏi thời loạn.Tiêu diệt các thế lực cát cứ như Lữ Bố, Đào Khiêm…, Tào Tháo góp phần không nhỏ cho sự nghiệp thống nhất Trung Nguyên. Ông đưa Hán Hiến Đế về Hứa Đô và giành ưu thế chính trị nhờ “phò tá thiên tử, hiệu lệnh chư hầu”.Về sau, Hán Hiến Đế sắc phong Tào Tháo làm Ngụy Vương, phong đất tại Ký Châu cùng hơn 10 quận. Theo nhiều chuyên gia, Tào Tháo có thể dễ dàng lật đổ Hán Hiến Đế, thay đổi triều đại và lên ngôi vua. Thế nhưng, Tào Tháo đến lúc chết cũng không xưng Đế.Nhiều người tò mò không biết nguyên nhân vì sao Tào Tháo có quyết định như vậy. Một quan điểm cho rằng có thể ông không muốn xưng Đế vì sợ mang danh "loạn thần tặc tử" tới ngàn đời sau.Tào Tháo luôn mượn danh nghĩa của triều đình, Hán Hiến Đế để hiệu lệnh chư hầu trong các cuộc chiến với kẻ thù. Theo đó, dù quyền lực hơn cả Vua nhưng ông không muốn phế bỏ Hán Hiến Đế để lên ngôi vua và biến bản thân thành tội nhân thiên cổ.Một giả thuyết khác được đưa ra để lý giải chuyện Tào Tháo cả đời không xưng Đế là việc kể từ khi lên Vương thì liên tiếp gặp nhiều "sóng gió" và thất bại.Điển hình là việc sau khi trở thành Vương, Tào Tháo quyết định đem quân phạt Ngô. Thế nhưng, binh sĩ dưới trướng Tào Tháo nhiễm dịch bệnh nên buộc phải rút lui. Về sau, Lưu Bị chiếm Hán Trung khiến Tào Tháo tổn thất lớn.Đến năm công nguyên 218, 2 tướng lĩnh trấn giữ Uyển Thành là Hầu Âm và Vệ Khai phản bội Tào Tháo khi "bắt tay" với Quan Vũ phạt Bắc.Với nhiều biến cố xảy ra khiến Tào Tháo quan ngại việc xưng Đế sẽ càng khiến tình hình chính trị bất ổn hơn.Dù không xưng Đế nhưng trên thực tế Tào Tháo lại nắm trong tay mọi quyền lực trong triều đình bởi Hán Hiến Đế chỉ là "bù nhìn", không có thực quyền của một hoàng đế.Video: Trailer Tào Tháo (nguồn: Youtube)
Tào Tháo được biết đến là một người gian xảo, đa nghi và độc ác. Song song với đó, ông cũng là một nhà chính trị, nhà quân sự tài giỏi thời loạn.
Tiêu diệt các thế lực cát cứ như Lữ Bố, Đào Khiêm…, Tào Tháo góp phần không nhỏ cho sự nghiệp thống nhất Trung Nguyên. Ông đưa Hán Hiến Đế về Hứa Đô và giành ưu thế chính trị nhờ “phò tá thiên tử, hiệu lệnh chư hầu”.
Về sau, Hán Hiến Đế sắc phong Tào Tháo làm Ngụy Vương, phong đất tại Ký Châu cùng hơn 10 quận. Theo nhiều chuyên gia, Tào Tháo có thể dễ dàng lật đổ Hán Hiến Đế, thay đổi triều đại và lên ngôi vua. Thế nhưng, Tào Tháo đến lúc chết cũng không xưng Đế.
Nhiều người tò mò không biết nguyên nhân vì sao Tào Tháo có quyết định như vậy. Một quan điểm cho rằng có thể ông không muốn xưng Đế vì sợ mang danh "loạn thần tặc tử" tới ngàn đời sau.
Tào Tháo luôn mượn danh nghĩa của triều đình, Hán Hiến Đế để hiệu lệnh chư hầu trong các cuộc chiến với kẻ thù. Theo đó, dù quyền lực hơn cả Vua nhưng ông không muốn phế bỏ Hán Hiến Đế để lên ngôi vua và biến bản thân thành tội nhân thiên cổ.
Một giả thuyết khác được đưa ra để lý giải chuyện Tào Tháo cả đời không xưng Đế là việc kể từ khi lên Vương thì liên tiếp gặp nhiều "sóng gió" và thất bại.
Điển hình là việc sau khi trở thành Vương, Tào Tháo quyết định đem quân phạt Ngô. Thế nhưng, binh sĩ dưới trướng Tào Tháo nhiễm dịch bệnh nên buộc phải rút lui. Về sau, Lưu Bị chiếm Hán Trung khiến Tào Tháo tổn thất lớn.
Đến năm công nguyên 218, 2 tướng lĩnh trấn giữ Uyển Thành là Hầu Âm và Vệ Khai phản bội Tào Tháo khi "bắt tay" với Quan Vũ phạt Bắc.
Với nhiều biến cố xảy ra khiến Tào Tháo quan ngại việc xưng Đế sẽ càng khiến tình hình chính trị bất ổn hơn.
Dù không xưng Đế nhưng trên thực tế Tào Tháo lại nắm trong tay mọi quyền lực trong triều đình bởi Hán Hiến Đế chỉ là "bù nhìn", không có thực quyền của một hoàng đế.
Video: Trailer Tào Tháo (nguồn: Youtube)