Hoàng đế Gia Khánh là vị vua thứ 7 của nhà Thanh và là con trai của hoàng đế Càn Long. Trong khi vua cha tin tưởng, trọng dụng Hòa Thân thì Gia Khánh lại căm ghét tham quan khét tiếng này vì biết y phạm nhiều trọng tội như tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức...Do đó, 15 ngày sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh đã lập 1 bản luận 20 đại tội của Hòa Thân. Sau cùng, ông hoàng này ban tội chết cho Hòa Thân và cho y được chết toàn thây. Cuối cùng, Hòa Thân được tìm thấy đã tự sát và chết ở trong phủ.Vua Gia Khánh còn khám xét, tịch thu tài sản trong phủ Hòa Thân. Kết quả là người do nhà vua cử đi tìm thấy 800 triệu lượng bạc trắng. Số tiền này ước tính nhiều gấp 15 lần ngân khố của triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ. Ngoài bạc trắng, họ còn tìm được vô số ngọc ngà châu báu. Toàn bộ số của cải này được xung vào ngân khố của nhà vua.Việc trừng trị tham quan Hòa Thân là một trong những dấu ấn lớn trong thời gian hoàng đế Gia Khánh trị vì. Trong những năm năm tiếp theo, ông hoàng này gặp nhiều điều "xui xẻo" như Tử Cấm Thành bị quân khởi nghĩa tấn công, hoàng hậu bị đe dọa...Vào năm 60 tuổi, hoàng đế Gia Khánh đột ngột qua đời tại sơn trang Thừa Đức. Nguyên nhân tử vong của ông đến nay vẫn là một bí ẩn. Bởi lẽ, sử liệu ghi chép ông hoàng này khồng hề có ghi chép về nguyên nhân tử vong. Thậm chí, sau khi vua Gia Khánh băng hà, sơn trang Thừa Đức cũng bị đóng cửa không cho ai vào. Điều này càng khiến công chúng tò mò hơn.Một số giả thuyết cho rằng, vua Gia Khánh tử vong vì bị sét đánh, say nắng... Tuy nhiên, đến nay, chưa có giả thuyết nào được giới khoa học chứng minh đâu mới thực sự là nguyên nhân dẫn đến cái chết của vua Gia Khánh.Do vua Gia Khánh qua đời một cách đột ngột vào tháng 9/1820 nên triều đình chưa có sự chuẩn bị về lăng mộ và quan tài. Các quan lại gấp rút tìm kiếm mảnh đất phong thủy để xây lăng mộ cho ông cũng như tìm gỗ nam mộc vàng để đóng quan tài.Hoàng đế Đạo Quang đích thân chỉ đạo việc lo hậu sư cho vị vua tiền nhiệm. Các quan lại không tìm được gỗ nam mộc vàng vì thời gian quá gấp rút. Loại gỗ này vô cùng quý hiếm nên không dễ tìm.Về sau, quan lại tìm được một vài mảnh ván gỗ nam mộc vàng bị bỏ lại từ lễ tang của hoàng đế Càn Long. Họ nhanh chóng chuyển cho thợ để dùng số gỗ này đóng quan tài dành cho tang lễ của hoàng đế Gia Khánh. Sau 10 ngày, đội phu khiêng quan tài hoàng đế Gia Khánh mới về tới kinh thành. Do lăng tẩm của Gia Khánh là Xương Lăng - nơi vua Càn Long sinh thời đã chọn chưa được hoàn thiện nên ông hoàng xấu số này chưa được mai táng ngay.Do vậy, quan tài của hoàng đế Gia Khánh được đặt tại cung Càn Thanh, ở chính điện để cho triều đình tiện làm lễ tế. 18 ngày sau, quan tài của ông được di quan đến điện Quan Đức Cảnh Sơn để thờ cúng. Phải tới tháng 3/1821, lễ đại tang của ông mới được tổ chức. Khi ấy, vua Gia Khánh mới chính thức được an giấc ngàn thu.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.
Hoàng đế Gia Khánh là vị vua thứ 7 của nhà Thanh và là con trai của hoàng đế Càn Long. Trong khi vua cha tin tưởng, trọng dụng Hòa Thân thì Gia Khánh lại căm ghét tham quan khét tiếng này vì biết y phạm nhiều trọng tội như tham ô, nhận hối lộ, mua quan bán chức...
Do đó, 15 ngày sau khi vua Càn Long băng hà, hoàng đế Gia Khánh đã lập 1 bản luận 20 đại tội của Hòa Thân. Sau cùng, ông hoàng này ban tội chết cho Hòa Thân và cho y được chết toàn thây. Cuối cùng, Hòa Thân được tìm thấy đã tự sát và chết ở trong phủ.
Vua Gia Khánh còn khám xét, tịch thu tài sản trong phủ Hòa Thân. Kết quả là người do nhà vua cử đi tìm thấy 800 triệu lượng bạc trắng. Số tiền này ước tính nhiều gấp 15 lần ngân khố của triều đình nhà Thanh lúc bấy giờ. Ngoài bạc trắng, họ còn tìm được vô số ngọc ngà châu báu. Toàn bộ số của cải này được xung vào ngân khố của nhà vua.
Việc trừng trị tham quan Hòa Thân là một trong những dấu ấn lớn trong thời gian hoàng đế Gia Khánh trị vì. Trong những năm năm tiếp theo, ông hoàng này gặp nhiều điều "xui xẻo" như Tử Cấm Thành bị quân khởi nghĩa tấn công, hoàng hậu bị đe dọa...
Vào năm 60 tuổi, hoàng đế Gia Khánh đột ngột qua đời tại sơn trang Thừa Đức. Nguyên nhân tử vong của ông đến nay vẫn là một bí ẩn. Bởi lẽ, sử liệu ghi chép ông hoàng này khồng hề có ghi chép về nguyên nhân tử vong. Thậm chí, sau khi vua Gia Khánh băng hà, sơn trang Thừa Đức cũng bị đóng cửa không cho ai vào. Điều này càng khiến công chúng tò mò hơn.
Một số giả thuyết cho rằng, vua Gia Khánh tử vong vì bị sét đánh, say nắng... Tuy nhiên, đến nay, chưa có giả thuyết nào được giới khoa học chứng minh đâu mới thực sự là nguyên nhân dẫn đến cái chết của vua Gia Khánh.
Do vua Gia Khánh qua đời một cách đột ngột vào tháng 9/1820 nên triều đình chưa có sự chuẩn bị về lăng mộ và quan tài. Các quan lại gấp rút tìm kiếm mảnh đất phong thủy để xây lăng mộ cho ông cũng như tìm gỗ nam mộc vàng để đóng quan tài.
Hoàng đế Đạo Quang đích thân chỉ đạo việc lo hậu sư cho vị vua tiền nhiệm. Các quan lại không tìm được gỗ nam mộc vàng vì thời gian quá gấp rút. Loại gỗ này vô cùng quý hiếm nên không dễ tìm.
Về sau, quan lại tìm được một vài mảnh ván gỗ nam mộc vàng bị bỏ lại từ lễ tang của hoàng đế Càn Long. Họ nhanh chóng chuyển cho thợ để dùng số gỗ này đóng quan tài dành cho tang lễ của hoàng đế Gia Khánh. Sau 10 ngày, đội phu khiêng quan tài hoàng đế Gia Khánh mới về tới kinh thành. Do lăng tẩm của Gia Khánh là Xương Lăng - nơi vua Càn Long sinh thời đã chọn chưa được hoàn thiện nên ông hoàng xấu số này chưa được mai táng ngay.
Do vậy, quan tài của hoàng đế Gia Khánh được đặt tại cung Càn Thanh, ở chính điện để cho triều đình tiện làm lễ tế. 18 ngày sau, quan tài của ông được di quan đến điện Quan Đức Cảnh Sơn để thờ cúng. Phải tới tháng 3/1821, lễ đại tang của ông mới được tổ chức. Khi ấy, vua Gia Khánh mới chính thức được an giấc ngàn thu.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.