Sau khi xâm chiếm được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở châu Á, quân đội Mông Cổ tiếp tục các cuộc chinh phạt ở châu Âu với tham vọng làm bá chủ thế giới.Để thực hiện kế hoạch này, vào năm 1241, vó ngựa của quân đội Mông Cổ tràn vào Hungary và gây ra cuộc chiến ác liệt.Cuối cùng, quân Mông Cổ đánh bại liên quân Ba Lan và Hungary khiến nhà vua nước này tháo chạy khỏi cung điện.Thế nhưng, một điều bất ngờ là vào năm 1242, quân đội Mông Cổ đột ngột dừng cuộc xâm lược châu Âu và rút quân về nước dù đang có những thắng lợi lớn.Trước vấn đề này, một số chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu nhằm lý giải lý do rút lui về nước, bỏ dở cuộc chinh phục châu Âu của quân Mông Cổ.Sau một thời gian nghiên cứu, sử gia Nicola Di Cosmo thuộc Đại học Princeton, Mỹ công bố lý do cho hành động trên của Mông Cổ xuất phát từ tình hình khí hậu Đông Âu.Cụ thể, sử gia Cosmo cho hay quân đội Mông Cổ sử dụng lượng lớn ngựa chiến trong các cuộc chinh phạt.Trong cuộc chinh phạt ở châu Âu, kỵ binh Mông Cổ gặp nhiều bất lợi khi thường xuyên phải di chuyển trên những địa hình mềm, ẩm ướt vào mùa Đông.Đặc biệt, đồng cỏ ít khiến thức ăn của đàn ngựa không dồi dào như khi tiến hành các cuộc xâm lược ở châu Á.Chính điều này đã buộc quân đội Mông Cổ phải dừng kế hoạch xâm chiếm châu Âu và rút quân về nước để tránh những thất bại sau này.Video: Mông Cổ: Chơi xổ số để kiếm... xuất học mẫu giáo cho con (nguồn: VTC1)
Sau khi xâm chiếm được nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ở châu Á, quân đội Mông Cổ tiếp tục các cuộc chinh phạt ở châu Âu với tham vọng làm bá chủ thế giới.
Để thực hiện kế hoạch này, vào năm 1241, vó ngựa của quân đội Mông Cổ tràn vào Hungary và gây ra cuộc chiến ác liệt.
Cuối cùng, quân Mông Cổ đánh bại liên quân Ba Lan và Hungary khiến nhà vua nước này tháo chạy khỏi cung điện.
Thế nhưng, một điều bất ngờ là vào năm 1242, quân đội Mông Cổ đột ngột dừng cuộc xâm lược châu Âu và rút quân về nước dù đang có những thắng lợi lớn.
Trước vấn đề này, một số chuyên gia, nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu nhằm lý giải lý do rút lui về nước, bỏ dở cuộc chinh phục châu Âu của quân Mông Cổ.
Sau một thời gian nghiên cứu, sử gia Nicola Di Cosmo thuộc Đại học Princeton, Mỹ công bố lý do cho hành động trên của Mông Cổ xuất phát từ tình hình khí hậu Đông Âu.
Cụ thể, sử gia Cosmo cho hay quân đội Mông Cổ sử dụng lượng lớn ngựa chiến trong các cuộc chinh phạt.
Trong cuộc chinh phạt ở châu Âu, kỵ binh Mông Cổ gặp nhiều bất lợi khi thường xuyên phải di chuyển trên những địa hình mềm, ẩm ướt vào mùa Đông.
Đặc biệt, đồng cỏ ít khiến thức ăn của đàn ngựa không dồi dào như khi tiến hành các cuộc xâm lược ở châu Á.
Chính điều này đã buộc quân đội Mông Cổ phải dừng kế hoạch xâm chiếm châu Âu và rút quân về nước để tránh những thất bại sau này.
Video: Mông Cổ: Chơi xổ số để kiếm... xuất học mẫu giáo cho con (nguồn: VTC1)