Từ hàng ngàn năm trước, văn võ bá quan thường vào cung diện kiến hoàng đế để cùng bàn chuyện quốc sự. Khi vào cung, quan lại phải tuân thủ nhiều quy định, luật lệ. Trong số này có việc họ phải cởi giày để bên ngoài trước khi vào cung.Nếu quan lại nào không tuân thủ việc trên có thể bị nhà vua trừng phạt nghiêm khắc, có thể bị xử tử. Quy định này được cho xuất phát từ một số lý do.Việc quan lại cởi giày trước khi vào cung là nhằm thể hiện sự tôn trọng với chủ nhân của ngôi nhà. Chủ của cung điện hoàng gia chính là hoàng đế quyền lực nhất đất nước.Trong "Lễ ký: Khúc lễ" của Trung Quốc có ghi: "Thị tọa ư trường giả, Lũ bất thượng ư đường". Câu nói này có nghĩa ngồi với người lớn tuổi, là các bậc trưởng lão thì phải cởi giày. Giày chỉ được để ở phía ngoài hành lang, không được mang vào trong.Ghi chép trên cho thấy người Trung Quốc thời phong kiến xưa rất coi trọng lễ nghi, đặc biệt là việc cởi giày trước khi vào nhà người khác hay khi gặp bậc trưởng lão.Tiếp đến, trong Lễ ký có viết: "Ấp tân tựu diên" (Vái mời khách ngồi xuống chiếu). Dưới thời phong kiến, các nhà thường không bày bàn ghế ở sảnh chính tiếp khách. Thay vào đó, họ trải chiếu khắp sàn sảnh chính để khi khách tới nhà sẽ ngồi trò chuyện tại đó.Vì vậy, khách đều phải cởi giày trước khi vào ngồi ở chiếu tre thưởng thức tiệc rượu, trò chuyện cùng gia chủ. Nếu khách đi giày vào nhà sẽ làm bẩn chiếu của gia chủ. Hành động này vừa làm mất vệ sinh vừa mất lịch sự.Tại một số triều đại (bao gồm Tiên Tần - thời đại trước triều nhà Tần), quan lại không chỉ cởi giày mà còn cởi cả tất khi vào cung bàn bạc chuyện quốc gia đại sự với hoàng đế.Chỉ rất ít quan lại được hoàng đế cho phép đeo kiếm đi giày vào cung. Những người được hưởng đặc ân lớn này thường lập đại công lớn, có cống hiến quan trọng cho triều đình nên mới được nhà vua ban cho đặc ân như vậy.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Từ hàng ngàn năm trước, văn võ bá quan thường vào cung diện kiến hoàng đế để cùng bàn chuyện quốc sự. Khi vào cung, quan lại phải tuân thủ nhiều quy định, luật lệ. Trong số này có việc họ phải cởi giày để bên ngoài trước khi vào cung.
Nếu quan lại nào không tuân thủ việc trên có thể bị nhà vua trừng phạt nghiêm khắc, có thể bị xử tử. Quy định này được cho xuất phát từ một số lý do.
Việc quan lại cởi giày trước khi vào cung là nhằm thể hiện sự tôn trọng với chủ nhân của ngôi nhà. Chủ của cung điện hoàng gia chính là hoàng đế quyền lực nhất đất nước.
Trong "Lễ ký: Khúc lễ" của Trung Quốc có ghi: "Thị tọa ư trường giả, Lũ bất thượng ư đường". Câu nói này có nghĩa ngồi với người lớn tuổi, là các bậc trưởng lão thì phải cởi giày. Giày chỉ được để ở phía ngoài hành lang, không được mang vào trong.
Ghi chép trên cho thấy người Trung Quốc thời phong kiến xưa rất coi trọng lễ nghi, đặc biệt là việc cởi giày trước khi vào nhà người khác hay khi gặp bậc trưởng lão.
Tiếp đến, trong Lễ ký có viết: "Ấp tân tựu diên" (Vái mời khách ngồi xuống chiếu). Dưới thời phong kiến, các nhà thường không bày bàn ghế ở sảnh chính tiếp khách. Thay vào đó, họ trải chiếu khắp sàn sảnh chính để khi khách tới nhà sẽ ngồi trò chuyện tại đó.
Vì vậy, khách đều phải cởi giày trước khi vào ngồi ở chiếu tre thưởng thức tiệc rượu, trò chuyện cùng gia chủ. Nếu khách đi giày vào nhà sẽ làm bẩn chiếu của gia chủ. Hành động này vừa làm mất vệ sinh vừa mất lịch sự.
Tại một số triều đại (bao gồm Tiên Tần - thời đại trước triều nhà Tần), quan lại không chỉ cởi giày mà còn cởi cả tất khi vào cung bàn bạc chuyện quốc gia đại sự với hoàng đế.
Chỉ rất ít quan lại được hoàng đế cho phép đeo kiếm đi giày vào cung. Những người được hưởng đặc ân lớn này thường lập đại công lớn, có cống hiến quan trọng cho triều đình nên mới được nhà vua ban cho đặc ân như vậy.