Sau khi đánh chiếm Pháp, trùm phát xít Hitler tham vọng chiếm đóng được Liên Xô. Chính vì vậy, y cùng với Đức quốc xã lên kế hoạch tấn công xâm lược Liên Xô một cách bất ngờ.Theo đó, vào ngày 22/6/1941, lục quân và không quân phát xít Đức tràn vào biên giới Liên Xô nhằm thực hiện mưu đồ của nhà độc tài Hitler.Trong 5 tháng đầu, lực lượng của Hitler chiếm ưu thế trên chiến trường. Tuy nhiên, quân và dân Liên Xô dũng cảm, kiên cường chống quân xâm lược và từng bước lật ngược tình thế.Điển hình là trận Stalingrad khiến quân Đức quốc xã phải trả giá đắt khi coi thường sức mạnh của quân và dân Liên Xô.Bên cạnh sự chiến đấu kiên cường của Hồng quân Liên Xô, thời tiết lạnh giá khắc nghiệt của mùa đông đã khiến quân phát xít Đức sa lầy vào cuộc chiến và không thể "đánh nhanh thắng nhanh" như dự định.Mùa đông khắc nghiệt của Liên Xô khiến quân phát xít Đức lâm vào cảnh đói rét, bệnh tật, kiệt sức hoặc bị tê cóng do không đủ quân phục giúp giữ ấm cơ thể.Vì vậy, sức chiến đấu của binh sĩ Đức quốc xã ngày càng đi xuống. Dù các chỉ huy tìm nhiều cách buộc quân sĩ chiến đấu hăng hái hơn nhưng đều không có kết quả.Trong bối cảnh ấy, không ít lính Đức đào ngũ, buông vũ khí chạy về phía quân Liên Xô đầu hàng trước khi trận chiến xảy ra.Thậm chí, cả một đại đội của phát xít Đức đầu hàng quân đội Liên Xô do kiệt sức vì đói rét, bệnh tật không còn sức chiến đấu.Theo ước tính, trong trận Stalingrad, khoảng 100.000 lính Đức Quốc xã đã bị bắt làm tù binh hoặc tự đầu hàng để có cơ hội sống sót. Đây được cho là một trong những lý do khiến lực lượng của Hitler thất bại trong trận Stalingrad nổi tiếng lịch sử.
Mời quý độc giả xem video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2? (nguồn: VTC14).
Sau khi đánh chiếm Pháp, trùm phát xít Hitler tham vọng chiếm đóng được Liên Xô. Chính vì vậy, y cùng với Đức quốc xã lên kế hoạch tấn công xâm lược Liên Xô một cách bất ngờ.
Theo đó, vào ngày 22/6/1941, lục quân và không quân phát xít Đức tràn vào biên giới Liên Xô nhằm thực hiện mưu đồ của nhà độc tài Hitler.
Trong 5 tháng đầu, lực lượng của Hitler chiếm ưu thế trên chiến trường. Tuy nhiên, quân và dân Liên Xô dũng cảm, kiên cường chống quân xâm lược và từng bước lật ngược tình thế.
Điển hình là trận Stalingrad khiến quân Đức quốc xã phải trả giá đắt khi coi thường sức mạnh của quân và dân Liên Xô.
Bên cạnh sự chiến đấu kiên cường của Hồng quân Liên Xô, thời tiết lạnh giá khắc nghiệt của mùa đông đã khiến quân phát xít Đức sa lầy vào cuộc chiến và không thể "đánh nhanh thắng nhanh" như dự định.
Mùa đông khắc nghiệt của Liên Xô khiến quân phát xít Đức lâm vào cảnh đói rét, bệnh tật, kiệt sức hoặc bị tê cóng do không đủ quân phục giúp giữ ấm cơ thể.
Vì vậy, sức chiến đấu của binh sĩ Đức quốc xã ngày càng đi xuống. Dù các chỉ huy tìm nhiều cách buộc quân sĩ chiến đấu hăng hái hơn nhưng đều không có kết quả.
Trong bối cảnh ấy, không ít lính Đức đào ngũ, buông vũ khí chạy về phía quân Liên Xô đầu hàng trước khi trận chiến xảy ra.
Thậm chí, cả một đại đội của phát xít Đức đầu hàng quân đội Liên Xô do kiệt sức vì đói rét, bệnh tật không còn sức chiến đấu.
Theo ước tính, trong trận Stalingrad, khoảng 100.000 lính Đức Quốc xã đã bị bắt làm tù binh hoặc tự đầu hàng để có cơ hội sống sót. Đây được cho là một trong những lý do khiến lực lượng của Hitler thất bại trong trận Stalingrad nổi tiếng lịch sử.
Mời quý độc giả xem video: Hitler còn sống sau Thế chiến 2? (nguồn: VTC14).