Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh lạnh. Theo đó, Mỹ, Liên Xô và nhiều nước bước vào cuộc chinh phục vũ trụ khốc liệt. Nhằm vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua vào không gian, Mỹ đã thực hiện nhiều kế hoạch. Trong số này, đáng chú ý là dự án A119 mà Mỹ dự định thực hiện trên Mặt Trăng.Cụ thể, vào năm 1958, Mỹ bí mật lên kế hoạch triển khai dự án A119 sau khi Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo. Mục đích của dự án là cho nổ một quả bom hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng. Qua đó, Mỹ sẽ đứng đầu trong cuộc đua vào không gian.Thông qua dự án A119, Mỹ muốn người dân trên khắp Trái Đất sẽ nhìn thấy một vụ nổ hạt nhân trên Mặt Trăng.Tham gia dự án A119 là những nhà vật lý, nhà khoa học hàng đầu của Mỹ. Họ nghiên cứu việc chế tạo một quả bom nguyên tử, cách đưa nó lên Mặt Trăng. Đồng thời, họ cũng xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu một quả bom hạt nhân phát nổ trên Mặt Trăng.Sau thời gian nghiên cứu, các chuyên gia dự định cho nổ quả bom hạt nhân ở ranh giới giữa hai vùng tối và sáng của Mặt Trăng.Khi đó, đám mây hình nấm hình thành từ vụ nổ sẽ được chiếu sáng bởi Mặt Trời. Nhờ vậy, người dân trên Trái đất có thể nhìn rõ vụ nổ.Nhà thiên văn học và khoa học hành tinh Carl Sagan, khi ấy là nghiên cứu sinh do Gerard Kuiper hướng dẫn, là một trong những thành viên tham gia dự án A119. Ông Carl được yêu cầu tạo ra mô hình toán học về sự giãn nở của đám mây bụi trong không gian quanh Mặt Trăng.Ban đầu, nhóm nghiên cứu cân nhắc dùng bom nhiệt hạch nhưng sau đó xác định nó quá nặng để có thể đưa tới Mặt Trăng. Thay vào đó, họ nhận thấy một thiết bị nhỏ hơn với lượng nổ là 1,7 kiloton là lựa chọn hợp lý.Thế nhưng, dự án A119 bị dừng đột ngột vào tháng 1/1959. Một số chuyên gia cho rằng, lý do Mỹ hủy bỏ dự án tuyệt mật này có thể là vì việc cho nổ bom trên Mặt Trăng có thể gây ra thảm kịch kinh hoàng. Không chỉ Mặt Trăng, Trái đất có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ vụ nổ. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).Mời độc giả xem video: Elon Musk khoe tên lửa có thể đi đến mặt trăng, sao hỏa. Nguồn: VTV24.
Sau khi Thế chiến 2 kết thúc, thế giới bước vào thời kỳ Chiến tranh lạnh. Theo đó, Mỹ, Liên Xô và nhiều nước bước vào cuộc chinh phục vũ trụ khốc liệt. Nhằm vươn lên dẫn đầu trong cuộc đua vào không gian, Mỹ đã thực hiện nhiều kế hoạch. Trong số này, đáng chú ý là dự án A119 mà Mỹ dự định thực hiện trên Mặt Trăng.
Cụ thể, vào năm 1958, Mỹ bí mật lên kế hoạch triển khai dự án A119 sau khi Liên Xô phóng vệ tinh đầu tiên lên quỹ đạo. Mục đích của dự án là cho nổ một quả bom hạt nhân trên bề mặt Mặt Trăng. Qua đó, Mỹ sẽ đứng đầu trong cuộc đua vào không gian.
Thông qua dự án A119, Mỹ muốn người dân trên khắp Trái Đất sẽ nhìn thấy một vụ nổ hạt nhân trên Mặt Trăng.
Tham gia dự án A119 là những nhà vật lý, nhà khoa học hàng đầu của Mỹ. Họ nghiên cứu việc chế tạo một quả bom nguyên tử, cách đưa nó lên Mặt Trăng. Đồng thời, họ cũng xem xét điều gì sẽ xảy ra nếu một quả bom hạt nhân phát nổ trên Mặt Trăng.
Sau thời gian nghiên cứu, các chuyên gia dự định cho nổ quả bom hạt nhân ở ranh giới giữa hai vùng tối và sáng của Mặt Trăng.
Khi đó, đám mây hình nấm hình thành từ vụ nổ sẽ được chiếu sáng bởi Mặt Trời. Nhờ vậy, người dân trên Trái đất có thể nhìn rõ vụ nổ.
Nhà thiên văn học và khoa học hành tinh Carl Sagan, khi ấy là nghiên cứu sinh do Gerard Kuiper hướng dẫn, là một trong những thành viên tham gia dự án A119. Ông Carl được yêu cầu tạo ra mô hình toán học về sự giãn nở của đám mây bụi trong không gian quanh Mặt Trăng.
Ban đầu, nhóm nghiên cứu cân nhắc dùng bom nhiệt hạch nhưng sau đó xác định nó quá nặng để có thể đưa tới Mặt Trăng. Thay vào đó, họ nhận thấy một thiết bị nhỏ hơn với lượng nổ là 1,7 kiloton là lựa chọn hợp lý.
Thế nhưng, dự án A119 bị dừng đột ngột vào tháng 1/1959. Một số chuyên gia cho rằng, lý do Mỹ hủy bỏ dự án tuyệt mật này có thể là vì việc cho nổ bom trên Mặt Trăng có thể gây ra thảm kịch kinh hoàng. Không chỉ Mặt Trăng, Trái đất có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ vụ nổ. (*Ảnh trong bài mang tính minh họa).