Long bào là trang phục đặc biệt dành riêng cho hoàng đế, thể hiện quyền uy của hoàng đế nhà Thanh. Dưới thời phong kiến, nhà vua thường mặc long bào khi thượng triều và tham gia đại điển (lễ lớn) hàng năm.Mỗi hoàng đế của nhà Thanh có long bào riêng. Chúng do các thợ may, thợ thêu giỏi nhất trong cung làm ra. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, quy trình may long bào dành cho bậc đế vương vô cùng cầu kỳ và phức tạp. Mỗi long bào thường hoàn thành sau hơn 2 năm.Hoàng đế và các quan đại thần sẽ chọn kiểu mẫu và đường nếp để may long bào. Sau khi được thông qua, kiểu mẫu sẽ được chuyển đến những thợ làm lụa.Khi ấy, những người thợ sẽ làm ra tấm vải rồi chuyển đến thợ cắt vải. Tiếp đến, vải được chuyển đến thợ may để hoàn thành phần thô của chiếc áo long bào. Sau đó, hàng trăm thợ thủ công và thợ thêu làm việc tỉ mỉ để thêu hoa văn rồng trên long bào.Hoa văn rồng được thêu bằng phương pháp “đả tử thêu” - kỹ thuật thêu nổi của Trung Quốc nhằm làm nổi bật lớp vảy rồng sắc nét, quyền uy.Thêm nữa, những viên ngọc đính trên long bào được thợ thủ công sử dụng kỹ thuật đặc biệt là “thêu tập châu”.Thợ thêu muốn kết ngọc vào phần hoa văn phải xỏ từng hạt ngọc theo thứ tự đã định hình vào một sợi chỉ rồi cố định lại. Sau đó, người thợ sẽ lần theo từng đường may, phạm vi thêu để đơm ngọc lên long bào.Những loại chỉ thượng hạng nhất được sử dụng để thêu long bào. Thậm chí, thợ thêu sử dụng loại chỉ làm từ vàng thật.Quá trình may long bào cho hoàng đế được các thợ thủ công, thợ thêu làm việc hết sức tỉ mỉ, tránh phạm sai sót dù là lỗi nhỏ nhất.Nhờ vậy, long bào của hoàng đế trở thành trang phục quý giá, quyền lực nhất đất nước. Việc cất giữ và bảo quản long bào do những người chuyên môn đảm nhiệm.Đáng lưu ý, long bào của hoàng đế không bao giờ được giặt bằng nước, bởi tấm áo quyền lực này luôn được dùng loại tơ tằm tốt nhất để dệt, thậm chí dùng chỉ thêu bằng vàng thật, nhuộm với một lượng vàng nhất định để trở nên xa hoa, lộng lẫy khi thiết triều. Chính vì sử dụng nguyên liệu này nên khi bị nhúng nước, loại vải đặc biệt này sẽ bị mất đi độ bóng.Thay vì nước, long bào của hoàng đế sẽ được lau định kỳ bằng cồn, hoặc dùng hương liệu để xông, nhằm tránh bị hư hỏng, giữ vệ sinh, khử mùi.
Tuy nhiên, không phải hoàng đế nào cũng chấp nhận mặc trang phục có mùi dầu thơm, hương liệu. Vì vậy, khi tấm long bào đã cũ, hoàng đế sẽ truyền lệnh thay chiếc mới.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Long bào là trang phục đặc biệt dành riêng cho hoàng đế, thể hiện quyền uy của hoàng đế nhà Thanh. Dưới thời phong kiến, nhà vua thường mặc long bào khi thượng triều và tham gia đại điển (lễ lớn) hàng năm.
Mỗi hoàng đế của nhà Thanh có long bào riêng. Chúng do các thợ may, thợ thêu giỏi nhất trong cung làm ra. Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, quy trình may long bào dành cho bậc đế vương vô cùng cầu kỳ và phức tạp. Mỗi long bào thường hoàn thành sau hơn 2 năm.
Hoàng đế và các quan đại thần sẽ chọn kiểu mẫu và đường nếp để may long bào. Sau khi được thông qua, kiểu mẫu sẽ được chuyển đến những thợ làm lụa.
Khi ấy, những người thợ sẽ làm ra tấm vải rồi chuyển đến thợ cắt vải. Tiếp đến, vải được chuyển đến thợ may để hoàn thành phần thô của chiếc áo long bào. Sau đó, hàng trăm thợ thủ công và thợ thêu làm việc tỉ mỉ để thêu hoa văn rồng trên long bào.
Hoa văn rồng được thêu bằng phương pháp “đả tử thêu” - kỹ thuật thêu nổi của Trung Quốc nhằm làm nổi bật lớp vảy rồng sắc nét, quyền uy.
Thêm nữa, những viên ngọc đính trên long bào được thợ thủ công sử dụng kỹ thuật đặc biệt là “thêu tập châu”.
Thợ thêu muốn kết ngọc vào phần hoa văn phải xỏ từng hạt ngọc theo thứ tự đã định hình vào một sợi chỉ rồi cố định lại. Sau đó, người thợ sẽ lần theo từng đường may, phạm vi thêu để đơm ngọc lên long bào.
Những loại chỉ thượng hạng nhất được sử dụng để thêu long bào. Thậm chí, thợ thêu sử dụng loại chỉ làm từ vàng thật.
Quá trình may long bào cho hoàng đế được các thợ thủ công, thợ thêu làm việc hết sức tỉ mỉ, tránh phạm sai sót dù là lỗi nhỏ nhất.
Nhờ vậy, long bào của hoàng đế trở thành trang phục quý giá, quyền lực nhất đất nước. Việc cất giữ và bảo quản long bào do những người chuyên môn đảm nhiệm.
Đáng lưu ý, long bào của hoàng đế không bao giờ được giặt bằng nước, bởi tấm áo quyền lực này luôn được dùng loại tơ tằm tốt nhất để dệt, thậm chí dùng chỉ thêu bằng vàng thật, nhuộm với một lượng vàng nhất định để trở nên xa hoa, lộng lẫy khi thiết triều. Chính vì sử dụng nguyên liệu này nên khi bị nhúng nước, loại vải đặc biệt này sẽ bị mất đi độ bóng.
Thay vì nước, long bào của hoàng đế sẽ được lau định kỳ bằng cồn, hoặc dùng hương liệu để xông, nhằm tránh bị hư hỏng, giữ vệ sinh, khử mùi.
Tuy nhiên, không phải hoàng đế nào cũng chấp nhận mặc trang phục có mùi dầu thơm, hương liệu. Vì vậy, khi tấm long bào đã cũ, hoàng đế sẽ truyền lệnh thay chiếc mới.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.