Thanh Đông Lăng là quần thể lăng mộ của nhà Thanh nằm ở Tuân Hóa, Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đây là nơi chôn cất của 5 hoàng đế nhà Thanh gồm: Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa. Trong đó, lăng mộ của hoàng đế Thuận Trị nguyên vẹn suốt hàng ngàn năm gây nhiều tò mò.Bởi lẽ, Thanh Đông Lăng là mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Chúng muốn đột nhập vào lăng mộ của các bậc đế vương để đánh cắp kho báu đồ tùy táng giá trị. Quả thật, lăng mộ của Càn Long, Từ Hi Thái Hậu... đã bị kẻ trộm đào xới, đánh cắp vô số bảo vật, thậm chí hủy hoại di hài của họ.Thế nhưng, điều bất ngờ và khó tin là Hiếu Lăng - nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng đế Thuận Trị nguyên vẹn suốt hàng ngàn năm, không bị trộm mộ "ghé thăm". Điều này khiến nhiều người thắc mắc vì sao trộm mộ lại bỏ qua nơi chôn cất của vua Thuận Trị.Hoàng đế Thuận Trị (1638 - 1661) là vị vua đầu tiên của nhà Thanh. Ông lên ngôi khi 6 tuổi và trị vì đất nước cho đến khi băng hà vào năm 24 tuổi.Sau khi hoàn thành các nghi lễ, thi hài vua Thuận Trị được chôn cất trong Hiếu Lăng tại Thanh Đông Lăng. Ông trở thành vị vua đầu tiên của nhà Thanh được chôn cất tại khu mộ hoàng gia nổi tiếng Trung Quốc.Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ lăng mộ của hoàng đế Thuận Trị nguyên vẹn suốt ngàn năm, không bị trộm mộ đào xới như nơi an nghỉ của vua Càn Long và những người khác là nhờ tấm bia đá.Cụ thể, tấm bia đá đặt trước Hiếu Lăng không chỉ ghi lại những dấu mốc lớn trong cuộc đời hoàng đế Thuận Trị mà còn khắc 15 chữ: "Hoàng khảo di ngự, sơn lăng bất sủng sức, bất tàng kim ngọc bảo khí" (tạm dịch: Hoàng đế có chiếu chỉ không được hoang phí tiền bạc trang hoàng lại lăng mộ, không mang theo đồ tùy táng).Thông qua câu nói trên, hậu thế sẽ biết rằng, hoàng đế Thuận Trị căn dặn không chôn cất ông cùng với vô số vàng bạc, châu báu, kỳ trân dị bảo, đồ cổ... Vậy nên, dù trộm mộ có đào xới lăng mộ của hoàng đế Thuận Trị thì sẽ chỉ tốn công sức mà không vơ vét được bảo vật nào.Hoàng đế Thuận Trị không muốn chôn cất cùng các đồ tùy táng giá trị được cho là vì ông biết rằng, nhà Thanh mới thành lập, căn cơ chưa vững.Nếu dùng quá nhiều vàng bạc, châu báu để tùy táng cùng ông thì sẽ khiến quốc khố cạn kiệt, các kế hoạch phát triển đất nước không thể thực hiện. Theo đó, nhà Thanh sẽ khó có thể tồn tại hàng trăm năm. Vì muốn tương lai của vương triều hưng thịnh nên vua Thuận Trị căn dặn con cháu chôn cất ông một cách đơn giản, không được xa hoa, lãng phí.Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Thanh Đông Lăng là quần thể lăng mộ của nhà Thanh nằm ở Tuân Hóa, Đường Sơn, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc. Đây là nơi chôn cất của 5 hoàng đế nhà Thanh gồm: Thuận Trị, Khang Hi, Càn Long, Hàm Phong và Đồng Trị cùng 15 hoàng hậu, 136 phi tần, 3 hoàng tử và 2 công chúa. Trong đó, lăng mộ của hoàng đế Thuận Trị nguyên vẹn suốt hàng ngàn năm gây nhiều tò mò.
Bởi lẽ, Thanh Đông Lăng là mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Chúng muốn đột nhập vào lăng mộ của các bậc đế vương để đánh cắp kho báu đồ tùy táng giá trị. Quả thật, lăng mộ của Càn Long, Từ Hi Thái Hậu... đã bị kẻ trộm đào xới, đánh cắp vô số bảo vật, thậm chí hủy hoại di hài của họ.
Thế nhưng, điều bất ngờ và khó tin là Hiếu Lăng - nơi an nghỉ ngàn thu của hoàng đế Thuận Trị nguyên vẹn suốt hàng ngàn năm, không bị trộm mộ "ghé thăm". Điều này khiến nhiều người thắc mắc vì sao trộm mộ lại bỏ qua nơi chôn cất của vua Thuận Trị.
Hoàng đế Thuận Trị (1638 - 1661) là vị vua đầu tiên của nhà Thanh. Ông lên ngôi khi 6 tuổi và trị vì đất nước cho đến khi băng hà vào năm 24 tuổi.
Sau khi hoàn thành các nghi lễ, thi hài vua Thuận Trị được chôn cất trong Hiếu Lăng tại Thanh Đông Lăng. Ông trở thành vị vua đầu tiên của nhà Thanh được chôn cất tại khu mộ hoàng gia nổi tiếng Trung Quốc.
Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ lăng mộ của hoàng đế Thuận Trị nguyên vẹn suốt ngàn năm, không bị trộm mộ đào xới như nơi an nghỉ của vua Càn Long và những người khác là nhờ tấm bia đá.
Cụ thể, tấm bia đá đặt trước Hiếu Lăng không chỉ ghi lại những dấu mốc lớn trong cuộc đời hoàng đế Thuận Trị mà còn khắc 15 chữ: "Hoàng khảo di ngự, sơn lăng bất sủng sức, bất tàng kim ngọc bảo khí" (tạm dịch: Hoàng đế có chiếu chỉ không được hoang phí tiền bạc trang hoàng lại lăng mộ, không mang theo đồ tùy táng).
Thông qua câu nói trên, hậu thế sẽ biết rằng, hoàng đế Thuận Trị căn dặn không chôn cất ông cùng với vô số vàng bạc, châu báu, kỳ trân dị bảo, đồ cổ... Vậy nên, dù trộm mộ có đào xới lăng mộ của hoàng đế Thuận Trị thì sẽ chỉ tốn công sức mà không vơ vét được bảo vật nào.
Hoàng đế Thuận Trị không muốn chôn cất cùng các đồ tùy táng giá trị được cho là vì ông biết rằng, nhà Thanh mới thành lập, căn cơ chưa vững.
Nếu dùng quá nhiều vàng bạc, châu báu để tùy táng cùng ông thì sẽ khiến quốc khố cạn kiệt, các kế hoạch phát triển đất nước không thể thực hiện. Theo đó, nhà Thanh sẽ khó có thể tồn tại hàng trăm năm. Vì muốn tương lai của vương triều hưng thịnh nên vua Thuận Trị căn dặn con cháu chôn cất ông một cách đơn giản, không được xa hoa, lãng phí.
Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.