Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là hai quân sư vĩ đại của nhà Thục Hán và Tào Ngụy. Do phò tá quân chủ khác nhau nên Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý thường xuyên diễn ra các cuộc so tài về tài trí qua các chiến dịch quân sự.Trong chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng hiểu được rằng phải loại bỏ được Tư Mã Ý thì mới có thể đánh bại nhà Tào Ngụy. Do đó, thừa tướng Thục Hán luôn trăn trở làm sao có thể tiêu diệt "kỳ phùng địch thủ" giúp Lưu Bị giành chiến thắng trước Tào Tháo.Thế nhưng, Gia Cát Lượng đã bỏ qua cơ hội tiêu diệt Tư Mã Ý trong trận chiến ở Thượng Phương Cốc vào năm 234. Khi ấy, thừa tướng nhà Thục Hán dẫn theo 350.000 binh sĩ trong khi quân sư của Tào Tháo chỉ huy 400.000 quân.Xét về quân số, Tư Mã Ý có ưu thế hơn. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng giỏi bày mưu tính kế nên tương quan lực lượng có sự chênh lệch không phải là yếu tố quyết định thành bại của một trận chiến.Thay vào đó, Gia Cát Lượng đi tìm địa điểm thích hợp để có thể đánh bại lực lượng của Tư Mã Ý. Cuối cùng, Thượng Phương Cốc được lựa chọn vì địa hình nơi đây thích hợp để cho quân Thục Hán mai phục tiêu diệt đội quân của Tư Mã Ý.Để kế hoạch thành công, Gia Cát Lượng cho người mang nhiều củi khô, hỏa dược và nhiều thứ khác đến Thượng Phương Cốc. Chúng được dùng cho kế hỏa công. Đồng thời, quân sư này cho người bịt kín đường lui và cho quân lính mai phục.Sau khi chuẩn bị đầy đủ, Gia Cát Lượng cử lực lượng ra chiến đấu với mục đích khiêu khích khiến quân đội của Tư Mã Ý đi vào Thượng Phương Cốc.Mọi chuyện diễn ra theo tính toán của Gia Cát Lượng. Khi quân của Tư Mã Ý tiến vào Thượng Phương Cốc thì quân Thục Hán phóng hỏa khiến nơi đây chìm trong "biển lửa".Tư Mã Ý thấy vậy cứ ngỡ sẽ thua lớn ở Thượng Phương Cốc, thậm chí bỏ mạng tại đây. Tuy nhiên, trời bất ngờ đổ mưa nên kế sách của Gia Cát Lượng thất bại. Do đó, Tư Mã Ý dẫn quân rút lui để bảo toàn lực lượng.Khi thấy Tư Mã Ý tháo chạy, Gia Cát Lượng không dẫn quân truy sát quân sư của Tào Tháo. Một số chuyên gia cho rằng sở dĩ thừa tướng nhà Thục Hán từ bỏ cơ hội trừ khử quân sư của Tào Tháo là vì không chuẩn bị kế hoạch dự phòng sau khi kế hỏa công thất bại.Nếu Gia Cát Lượng dẫn quân truy sát thì có thể bị lực lượng hùng hậu của Tư Mã Ý đánh bại. Do không nắm chắc phần thắng nên Gia Cát Lượng bỏ qua cơ hội tiêu diệt "kỳ phùng địch thủ".Một nguyên nhân nữa là trời đột nhiên mưa khiến kế hoạch dùng lửa tiêu diệt đội quân do Tư Mã Ý chỉ huy của Gia Cát Lượng thất bại. Điều này được cho là ý trời không muốn Tư Mã Ý bị đánh bại ở đây. Là người biết được không thể làm trái ý trời nên Gia Cát Lượng đành để Tư Mã Ý rút lui bình yên.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Dưới thời Tam quốc, Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý là hai quân sư vĩ đại của nhà Thục Hán và Tào Ngụy. Do phò tá quân chủ khác nhau nên Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý thường xuyên diễn ra các cuộc so tài về tài trí qua các chiến dịch quân sự.
Trong chiến dịch Bắc phạt, Gia Cát Lượng hiểu được rằng phải loại bỏ được Tư Mã Ý thì mới có thể đánh bại nhà Tào Ngụy. Do đó, thừa tướng Thục Hán luôn trăn trở làm sao có thể tiêu diệt "kỳ phùng địch thủ" giúp Lưu Bị giành chiến thắng trước Tào Tháo.
Thế nhưng, Gia Cát Lượng đã bỏ qua cơ hội tiêu diệt Tư Mã Ý trong trận chiến ở Thượng Phương Cốc vào năm 234. Khi ấy, thừa tướng nhà Thục Hán dẫn theo 350.000 binh sĩ trong khi quân sư của Tào Tháo chỉ huy 400.000 quân.
Xét về quân số, Tư Mã Ý có ưu thế hơn. Tuy nhiên, Gia Cát Lượng giỏi bày mưu tính kế nên tương quan lực lượng có sự chênh lệch không phải là yếu tố quyết định thành bại của một trận chiến.
Thay vào đó, Gia Cát Lượng đi tìm địa điểm thích hợp để có thể đánh bại lực lượng của Tư Mã Ý. Cuối cùng, Thượng Phương Cốc được lựa chọn vì địa hình nơi đây thích hợp để cho quân Thục Hán mai phục tiêu diệt đội quân của Tư Mã Ý.
Để kế hoạch thành công, Gia Cát Lượng cho người mang nhiều củi khô, hỏa dược và nhiều thứ khác đến Thượng Phương Cốc. Chúng được dùng cho kế hỏa công. Đồng thời, quân sư này cho người bịt kín đường lui và cho quân lính mai phục.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ, Gia Cát Lượng cử lực lượng ra chiến đấu với mục đích khiêu khích khiến quân đội của Tư Mã Ý đi vào Thượng Phương Cốc.
Mọi chuyện diễn ra theo tính toán của Gia Cát Lượng. Khi quân của Tư Mã Ý tiến vào Thượng Phương Cốc thì quân Thục Hán phóng hỏa khiến nơi đây chìm trong "biển lửa".
Tư Mã Ý thấy vậy cứ ngỡ sẽ thua lớn ở Thượng Phương Cốc, thậm chí bỏ mạng tại đây. Tuy nhiên, trời bất ngờ đổ mưa nên kế sách của Gia Cát Lượng thất bại. Do đó, Tư Mã Ý dẫn quân rút lui để bảo toàn lực lượng.
Khi thấy Tư Mã Ý tháo chạy, Gia Cát Lượng không dẫn quân truy sát quân sư của Tào Tháo. Một số chuyên gia cho rằng sở dĩ thừa tướng nhà Thục Hán từ bỏ cơ hội trừ khử quân sư của Tào Tháo là vì không chuẩn bị kế hoạch dự phòng sau khi kế hỏa công thất bại.
Nếu Gia Cát Lượng dẫn quân truy sát thì có thể bị lực lượng hùng hậu của Tư Mã Ý đánh bại. Do không nắm chắc phần thắng nên Gia Cát Lượng bỏ qua cơ hội tiêu diệt "kỳ phùng địch thủ".
Một nguyên nhân nữa là trời đột nhiên mưa khiến kế hoạch dùng lửa tiêu diệt đội quân do Tư Mã Ý chỉ huy của Gia Cát Lượng thất bại. Điều này được cho là ý trời không muốn Tư Mã Ý bị đánh bại ở đây. Là người biết được không thể làm trái ý trời nên Gia Cát Lượng đành để Tư Mã Ý rút lui bình yên.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.