Tôn Quyền là hoàng đế sáng lập nhà Đông Ngô. Ông được đánh giá là hoàng đế mưu trí, có tài trị nước giúp nhà Đông Ngô ngày càng lớn mạnh. Thế nhưng, hậu duệ của ông lại kém tài, khiến nhà Đông Ngô diệt vong. Người đó chính là Ngô Mạt đế Tôn Hạo - cháu nội Tôn Quyền.Tôn Hạo (242 - 284) là con trai của Ngô cảnh đế Tôn Hưu - con trai thứ 6 của Tôn Quyền. Điều này có nghĩa Tôn Hạo là cháu nội Tôn Quyền. Vào năm thứ 7 Ngô Vĩnh An (năm 264), Ngô cảnh đế Tôn Hưu qua đời. Theo đó, Tôn Hạo kế thừa ngai vàng, trở thành tân vương của nhà Đông Ngô.Trái ngược với ông nội Tôn Quyền, Tôn Hạo tính tình hung bạo, nghe lời nịnh thần nên xa lánh, thậm chí giết hại nhiều quan thanh liêm, chính trực hoặc những người can gián khuyên ông nên chuyên tâm xử lý triều chính. Không những vậy, Tôn Hạo còn ra tay độc ác với cả người thân khi ép Chu thái hậu phải tự sát và giết hại nhiều anh em họ. Ngay cả một số công thần làm trái ý ông hoàng này cũng bị giết chết.Ngoài ra, cháu nội Tôn Quyền còn mải mê ăn chơi hưởng lạc, si mê nữ sắc. Ông cho tuyển hàng trăm mỹ nữ từ 15 - 16 tuổi để đưa vào cung hoan lạc. Đa số được tuyển chọn từ con cháu của các quan lại, vương tôn quý tộc trong triều. Tôn Hạo tổ chức nhiều buổi tiệc xa hoa khiến ngân khố triều đình dần cạn kiệt.Trong thời gian trị vị, Ngô Mạt đế Tôn Hạo luôn muốn tiêu diệt nhà Tấn - vương triều do hậu duệ của Tư Mã Ý thành lập. Do vậy, ngay sau khi ngồi lên ngai vàng, cháu nội Tôn Quyền đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Tấn.Những năm tiếp theo, các cuộc chiến giữa nhà Đông Ngô với nhà Tấn nổ ra hao tổn binh lực cũng như tài lực của triều đình do Tôn Hạo đứng đầu. Dù vậy, ông hoàng này không từ bỏ ý định loại trừ nhà Tấn.Vào năm 272, Lục Kháng chiếm được thành Tây Lăng từ tay nhà Tấn khiến Tôn Hạo vô cùng vui mừng. Ông tin rằng tham vọng tiêu diệt nhà Tấn sắp thành hiện thực. Thế nhưng, sau khi Lục Kháng qua đời năm 274, nhà Đông Ngô không còn nhiều tướng tài. Do đó, cuộc chiến với nhà Tấn ngày càng bất lợi.Sau khi chuẩn bị kỹ càng về binh lực cũng như quân nhu, cuối năm 279, Tư Mã Viêm - con trai Tư Mã Chiêu và là cháu nội Tư Mã Ý - đã thống lĩnh 20 vạn quân, chia làm 6 đạo đồng loạt chinh phạt Đông Ngô. Với binh lực hùng hậu, thiện chiến, lực lượng nhà Tấn vượt sông Dương Tử liên tiếp giành thắng lợi trước kẻ thù.Dù Tôn Hạo cử nhiều vị tướng nghênh chiến với quân địch nhưng đều bị đánh bại. Các tướng của nhà Đồng Ngô lần lượt đầu hàng. Đến ngày 15/3 năm 280, 8 vạn quân nhà Tấn tiến thẳng vào thành Kế Nghiệp mà không gặp nhiều khó khăn. Biết không thể lật ngược tình thế, Tôn Hạo tự trói mình xin hàng. Theo đó, chiến dịch chinh phạt Đông Ngô của nhà Tấn kết thúc sau 2 tháng.Vào tháng 5 năm 280, hoàng đế thất thế Tôn Hạo bị đưa đến kinh đô Lạc Dương. Tại đây, Tư Mã Viêm - hoàng đế của nhà Tần quyết định tha chết cho kẻ thù và được hưởng cuộc sống phú quý nhưng bị giám sát chặt chẽ. Bốn năm sau, Tôn Hạo qua đời và nhà Đông Ngô chính thức diệt vong.Mời độc giả xem video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.
Tôn Quyền là hoàng đế sáng lập nhà Đông Ngô. Ông được đánh giá là hoàng đế mưu trí, có tài trị nước giúp nhà Đông Ngô ngày càng lớn mạnh. Thế nhưng, hậu duệ của ông lại kém tài, khiến nhà Đông Ngô diệt vong. Người đó chính là Ngô Mạt đế Tôn Hạo - cháu nội Tôn Quyền.
Tôn Hạo (242 - 284) là con trai của Ngô cảnh đế Tôn Hưu - con trai thứ 6 của Tôn Quyền. Điều này có nghĩa Tôn Hạo là cháu nội Tôn Quyền. Vào năm thứ 7 Ngô Vĩnh An (năm 264), Ngô cảnh đế Tôn Hưu qua đời. Theo đó, Tôn Hạo kế thừa ngai vàng, trở thành tân vương của nhà Đông Ngô.
Trái ngược với ông nội Tôn Quyền, Tôn Hạo tính tình hung bạo, nghe lời nịnh thần nên xa lánh, thậm chí giết hại nhiều quan thanh liêm, chính trực hoặc những người can gián khuyên ông nên chuyên tâm xử lý triều chính. Không những vậy, Tôn Hạo còn ra tay độc ác với cả người thân khi ép Chu thái hậu phải tự sát và giết hại nhiều anh em họ. Ngay cả một số công thần làm trái ý ông hoàng này cũng bị giết chết.
Ngoài ra, cháu nội Tôn Quyền còn mải mê ăn chơi hưởng lạc, si mê nữ sắc. Ông cho tuyển hàng trăm mỹ nữ từ 15 - 16 tuổi để đưa vào cung hoan lạc. Đa số được tuyển chọn từ con cháu của các quan lại, vương tôn quý tộc trong triều. Tôn Hạo tổ chức nhiều buổi tiệc xa hoa khiến ngân khố triều đình dần cạn kiệt.
Trong thời gian trị vị, Ngô Mạt đế Tôn Hạo luôn muốn tiêu diệt nhà Tấn - vương triều do hậu duệ của Tư Mã Ý thành lập. Do vậy, ngay sau khi ngồi lên ngai vàng, cháu nội Tôn Quyền đã cắt đứt quan hệ ngoại giao với nhà Tấn.
Những năm tiếp theo, các cuộc chiến giữa nhà Đông Ngô với nhà Tấn nổ ra hao tổn binh lực cũng như tài lực của triều đình do Tôn Hạo đứng đầu. Dù vậy, ông hoàng này không từ bỏ ý định loại trừ nhà Tấn.
Vào năm 272, Lục Kháng chiếm được thành Tây Lăng từ tay nhà Tấn khiến Tôn Hạo vô cùng vui mừng. Ông tin rằng tham vọng tiêu diệt nhà Tấn sắp thành hiện thực. Thế nhưng, sau khi Lục Kháng qua đời năm 274, nhà Đông Ngô không còn nhiều tướng tài. Do đó, cuộc chiến với nhà Tấn ngày càng bất lợi.
Sau khi chuẩn bị kỹ càng về binh lực cũng như quân nhu, cuối năm 279, Tư Mã Viêm - con trai Tư Mã Chiêu và là cháu nội Tư Mã Ý - đã thống lĩnh 20 vạn quân, chia làm 6 đạo đồng loạt chinh phạt Đông Ngô. Với binh lực hùng hậu, thiện chiến, lực lượng nhà Tấn vượt sông Dương Tử liên tiếp giành thắng lợi trước kẻ thù.
Dù Tôn Hạo cử nhiều vị tướng nghênh chiến với quân địch nhưng đều bị đánh bại. Các tướng của nhà Đồng Ngô lần lượt đầu hàng. Đến ngày 15/3 năm 280, 8 vạn quân nhà Tấn tiến thẳng vào thành Kế Nghiệp mà không gặp nhiều khó khăn. Biết không thể lật ngược tình thế, Tôn Hạo tự trói mình xin hàng. Theo đó, chiến dịch chinh phạt Đông Ngô của nhà Tấn kết thúc sau 2 tháng.
Vào tháng 5 năm 280, hoàng đế thất thế Tôn Hạo bị đưa đến kinh đô Lạc Dương. Tại đây, Tư Mã Viêm - hoàng đế của nhà Tần quyết định tha chết cho kẻ thù và được hưởng cuộc sống phú quý nhưng bị giám sát chặt chẽ. Bốn năm sau, Tôn Hạo qua đời và nhà Đông Ngô chính thức diệt vong.
Mời độc giả xem video: Tại sao người Trung Quốc xưa “nghiện” dùng gối sứ thay vì gối bông?. Nguồn: Kienthuc.net.vn.