Dưới thời Tam quốc, Tôn Quyền cùng với Lưu Bị và Tào Tháo là ba thế lực lớn và tạo nên thế vạc 3 chân nổi tiếng lịch sử. Là người thông minh, khéo léo, lắm mưu nhiều kế, Tôn Quyền rất giỏi đối ngoại. Ông từng gả em gái để liên minh với Lưu Bị chống Tào Tháo. Thế nhưng, Tôn Quyền cũng có lúc lại xưng thần với Tào Tháo để đánh Lưu Bị lấy Kinh Châu.Nhờ xử lý các vấn đề chính trị một cách ổn thỏa cũng như gây dựng sức mạnh quân sự lớn, Tôn Quyền đã duy trì được sự thống trị ở Giang Đông, lập ra nước Ngô và xưng Ngô Vương năm 222. Đến năm 229, ông xưng đế, đặt tên nước Đông Ngô.Tuy nhiên, đại nghiệp cả đời Tôn Quyền gây dựng đã bị con gái phá hủy. Người đó chính là Tôn Lỗ Ban. Sinh thời, Tôn Quyền có 10 người vợ, 7 con trai và 4 con gái. Trong đó, Bộ phu nhân là người vợ được ông yêu chiều nhất. Bà đã sinh cho chồng 2 con gái là: Tôn Lỗ Ban ((hũ danh Đại Hổ), Tôn Lỗ Dục (nhũ danh Tiểu Hổ).Ngay từ khi còn nhỏ, Tôn Lỗ Ban đã bộc lộ sự thông minh, lanh lợi nhưng cũng ngang bướng, nghịch ngợm. Đại Hổ rất giỏi quan sát sắc mặt của người khác nên biết được khi nào cha vui hay có chuyện trăn trở suy nghĩ. Nhờ vậy, Tôn Lỗ Ban biết cách làm Tôn Quyền hài lòng. Nhờ vậy, trong số các người con, Tôn Lỗ Ban được Tôn Quyền yêu thương, chiều chuộng hơn cả.Tôn Quyền gả Tôn Lỗ Ban (khi 15 tuổi) cho con trai đầu của Chu Du là Chu Tuần. Cuộc hôn nhân này được tổ chức năm 225. Tuy nhiên, 3 năm sau khi cưới, Chu Tuần bị bệnh chết. Theo đó, Tôn Lỗ Ban trở thành góa phụ khi còn trẻ.Vào năm Hoàng Long thứ nhất (229), Tôn Quyền xưng đế, trọng thần Vệ tướng quân kiêm Tả hộ quân Từ Châu mục là Toàn Tôn góa vợ. Gia tộc họ Toàn có thế lực lớn ở Tiền Đường nên Tôn Quyền muốn lôi kéo người này. Vậy nên, ông quyết định gả Tôn Lỗ Ban cho Toàn Tôn. Người chồng thứ hai của Tôn Lỗ Ban hơn bà hơn 20 tuổi. Vợ chồng Tôn Lỗ Ban sống với nhau được 20 năm thì Toàn Tôn qua đời. Trong cuộc hôn nhân này, Tôn Lỗ Ban sinh được hai con trai là Toàn Dịch, Toàn Ngô.Sau khi thái tử Tôn Đăng bị bệnh rồi qua đời, Tôn Quyền lập con trai thứ ba là Tôn Hòa làm thái tử (bởi con thứ là Tôn Lự bị chết yểu). Từ đây, những người con trai khác của Tôn Quyền tham gia vào quá trình tranh đoạt ngai vàng. Tôn Lỗ Ban được nhiều bên lôi kéo nhưng không ngả về bên nào vì biết được vua cha đang quan sát.Quả thật, Tôn Quyền càng tin tưởng Tôn Lỗ Ban và hỏi ý kiến con gái một số chuyện. Lợi dụng cơ hội đó, Tôn Lỗ Ban không ít lần buông lời gièm pha khiến vua cha nghi ngờ các con trai. Cuối cùng, Tôn Quyền phế bỏ thái tử Tôn Hòa xuống làm thường dân, đuổi ra khỏi kinh đô Kiến Nghiệp cũng như hạ lệnh đánh chết Tôn Bá. Tôn Lỗ Ban hại chết 2 người anh em này là vì căm ghét mẹ của họ là Lang Nha phu nhân.Đến năm 252, Tôn Quyền qua đời. Lúc này, Tôn Lỗ Ban ngày càng lộng hành, cùng bè phái ra tay hại chết em gái Tôn Lỗ Dự (Tiểu Hổ) vì làm trái ý mình. Sau đó, Tôn Lỗ Ban đổ tội giết Tôn Lỗ Dự cho Tôn Hòa và 2 con trai khác của Tôn Quyền khiến họ chết oan. Triều đình Đông Ngô càng rối ren hơn khi Tôn Tuấn đảo chính, giết hại đại thần Gia Cát Khác (con trai Gia Cát Cẩn). Gia Cát Khác được Tôn Quyền gửi gắm làm phụ chính cho thái tử Tôn Lượng.Một số sử liệu cho rằng, Tôn Tuấn hại chết Gia Cát Khác là do Tôn Lỗ Ban lên kế hoạch. Vị bị phát hiện gian dâm với Tôn Tuấn nên Tôn Lỗ Ban muốn giết Gia Cát Khác để diệt khẩu. Tôn Tuấn là chắt của Tôn Tĩnh (tức em Tôn Kiên). Tính theo thứ bậc trong hoàng gia, Tôn Tuấn phải gọi Tôn Lỗ Ban là cô. Mối quan hệ loạn luân này đã khiến nhà Đông Ngô từng bước suy tàn.Tôn Tuấn làm Thừa tướng Đông Ngô được 4 năm rồi chết khi 38 tuổi. Về số phận Tôn Lỗ Ban, các sử liệu chính thức không ghi chép. Một số giai thoại cho rằng về sau, người con gái nham hiểm, độc ác này của Tôn Nguyền bị lưu đày đến Giang Tây vì những tội ác đã gây ra.Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.
Dưới thời Tam quốc, Tôn Quyền cùng với Lưu Bị và Tào Tháo là ba thế lực lớn và tạo nên thế vạc 3 chân nổi tiếng lịch sử. Là người thông minh, khéo léo, lắm mưu nhiều kế, Tôn Quyền rất giỏi đối ngoại. Ông từng gả em gái để liên minh với Lưu Bị chống Tào Tháo. Thế nhưng, Tôn Quyền cũng có lúc lại xưng thần với Tào Tháo để đánh Lưu Bị lấy Kinh Châu.
Nhờ xử lý các vấn đề chính trị một cách ổn thỏa cũng như gây dựng sức mạnh quân sự lớn, Tôn Quyền đã duy trì được sự thống trị ở Giang Đông, lập ra nước Ngô và xưng Ngô Vương năm 222. Đến năm 229, ông xưng đế, đặt tên nước Đông Ngô.
Tuy nhiên, đại nghiệp cả đời Tôn Quyền gây dựng đã bị con gái phá hủy. Người đó chính là Tôn Lỗ Ban. Sinh thời, Tôn Quyền có 10 người vợ, 7 con trai và 4 con gái. Trong đó, Bộ phu nhân là người vợ được ông yêu chiều nhất. Bà đã sinh cho chồng 2 con gái là: Tôn Lỗ Ban ((hũ danh Đại Hổ), Tôn Lỗ Dục (nhũ danh Tiểu Hổ).
Ngay từ khi còn nhỏ, Tôn Lỗ Ban đã bộc lộ sự thông minh, lanh lợi nhưng cũng ngang bướng, nghịch ngợm. Đại Hổ rất giỏi quan sát sắc mặt của người khác nên biết được khi nào cha vui hay có chuyện trăn trở suy nghĩ. Nhờ vậy, Tôn Lỗ Ban biết cách làm Tôn Quyền hài lòng. Nhờ vậy, trong số các người con, Tôn Lỗ Ban được Tôn Quyền yêu thương, chiều chuộng hơn cả.
Tôn Quyền gả Tôn Lỗ Ban (khi 15 tuổi) cho con trai đầu của Chu Du là Chu Tuần. Cuộc hôn nhân này được tổ chức năm 225. Tuy nhiên, 3 năm sau khi cưới, Chu Tuần bị bệnh chết. Theo đó, Tôn Lỗ Ban trở thành góa phụ khi còn trẻ.
Vào năm Hoàng Long thứ nhất (229), Tôn Quyền xưng đế, trọng thần Vệ tướng quân kiêm Tả hộ quân Từ Châu mục là Toàn Tôn góa vợ. Gia tộc họ Toàn có thế lực lớn ở Tiền Đường nên Tôn Quyền muốn lôi kéo người này. Vậy nên, ông quyết định gả Tôn Lỗ Ban cho Toàn Tôn. Người chồng thứ hai của Tôn Lỗ Ban hơn bà hơn 20 tuổi. Vợ chồng Tôn Lỗ Ban sống với nhau được 20 năm thì Toàn Tôn qua đời. Trong cuộc hôn nhân này, Tôn Lỗ Ban sinh được hai con trai là Toàn Dịch, Toàn Ngô.
Sau khi thái tử Tôn Đăng bị bệnh rồi qua đời, Tôn Quyền lập con trai thứ ba là Tôn Hòa làm thái tử (bởi con thứ là Tôn Lự bị chết yểu). Từ đây, những người con trai khác của Tôn Quyền tham gia vào quá trình tranh đoạt ngai vàng. Tôn Lỗ Ban được nhiều bên lôi kéo nhưng không ngả về bên nào vì biết được vua cha đang quan sát.
Quả thật, Tôn Quyền càng tin tưởng Tôn Lỗ Ban và hỏi ý kiến con gái một số chuyện. Lợi dụng cơ hội đó, Tôn Lỗ Ban không ít lần buông lời gièm pha khiến vua cha nghi ngờ các con trai. Cuối cùng, Tôn Quyền phế bỏ thái tử Tôn Hòa xuống làm thường dân, đuổi ra khỏi kinh đô Kiến Nghiệp cũng như hạ lệnh đánh chết Tôn Bá. Tôn Lỗ Ban hại chết 2 người anh em này là vì căm ghét mẹ của họ là Lang Nha phu nhân.
Đến năm 252, Tôn Quyền qua đời. Lúc này, Tôn Lỗ Ban ngày càng lộng hành, cùng bè phái ra tay hại chết em gái Tôn Lỗ Dự (Tiểu Hổ) vì làm trái ý mình. Sau đó, Tôn Lỗ Ban đổ tội giết Tôn Lỗ Dự cho Tôn Hòa và 2 con trai khác của Tôn Quyền khiến họ chết oan. Triều đình Đông Ngô càng rối ren hơn khi Tôn Tuấn đảo chính, giết hại đại thần Gia Cát Khác (con trai Gia Cát Cẩn). Gia Cát Khác được Tôn Quyền gửi gắm làm phụ chính cho thái tử Tôn Lượng.
Một số sử liệu cho rằng, Tôn Tuấn hại chết Gia Cát Khác là do Tôn Lỗ Ban lên kế hoạch. Vị bị phát hiện gian dâm với Tôn Tuấn nên Tôn Lỗ Ban muốn giết Gia Cát Khác để diệt khẩu. Tôn Tuấn là chắt của Tôn Tĩnh (tức em Tôn Kiên). Tính theo thứ bậc trong hoàng gia, Tôn Tuấn phải gọi Tôn Lỗ Ban là cô. Mối quan hệ loạn luân này đã khiến nhà Đông Ngô từng bước suy tàn.
Tôn Tuấn làm Thừa tướng Đông Ngô được 4 năm rồi chết khi 38 tuổi. Về số phận Tôn Lỗ Ban, các sử liệu chính thức không ghi chép. Một số giai thoại cho rằng về sau, người con gái nham hiểm, độc ác này của Tôn Nguyền bị lưu đày đến Giang Tây vì những tội ác đã gây ra.
Mời độc giả xem video: Hà Nội: Hô biến kính áp tròng Trung Quốc thành sản phẩm "Made in Korea". Nguồn: THĐT1.