Theo sách Giải đáp mọi chuyện về khoa học xã hội, ngày Giỗ tổ Hùng Vương (Lễ hội Đền Hùng) không phải là ngày Giỗ cụ thể của một vị vua Hùng nào, đó là ngày quy ước, được chọn làm Giỗ quốc tổ Hùng Vương, tức 18 đời vua Hùng. Đây cũng được xem là ngày tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước.Theo Ngọc phả đền Hùng, ngay từ buổi đầu độc lập, các triều đại như Đinh, Lê, Lý, Trần…đã có nhiều hoạt động dâng hương tưởng nhớ công lao các vua Hùng. Tuy nhiên, phải đến năm 1917, vua Khải Định triều Nguyễn mới chính thức lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương.Theo sách “Đại Nam hội điển sự lệ”, ngày 25/7/1917, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có văn bản dâng lên Bộ Lễ triều đình Nguyễn xin lấy ngày 10/3 Âm lịch làm ngày tổ chức lễ hội các vua Hùng. Đề xuất này về sau được vua Khải Định chấp nhận. Từ đó, mùng 10/3 Âm lịch hàng năm được chọn làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương.Theo sách "Việt sử giai thoại", sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán An Dương Vương cho dựng cột đá lập lời thề trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ VH-TT-DL ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6/12/2012. Đây chính là sự đề cao sự thống nhất trong đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.Các hoạt động tưởng nhớ nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào mùng 10/3 Âm lịch tại Đền Hùng ở xã Hy Cương thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm.Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh ở thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Theo các tư liệu lịch sử, nền móng ngôi đền bắt đầu được xây dựng dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng (968-979).
Theo sách Giải đáp mọi chuyện về khoa học xã hội, ngày Giỗ tổ Hùng Vương (Lễ hội Đền Hùng) không phải là ngày Giỗ cụ thể của một vị vua Hùng nào, đó là ngày quy ước, được chọn làm Giỗ quốc tổ Hùng Vương, tức 18 đời vua Hùng. Đây cũng được xem là ngày tưởng nhớ các Vua Hùng đã có công dựng nước.
Theo Ngọc phả đền Hùng, ngay từ buổi đầu độc lập, các triều đại như Đinh, Lê, Lý, Trần…đã có nhiều hoạt động dâng hương tưởng nhớ công lao các vua Hùng. Tuy nhiên, phải đến năm 1917, vua Khải Định triều Nguyễn mới chính thức lấy ngày 10/3 Âm lịch hàng năm làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Theo sách “Đại Nam hội điển sự lệ”, ngày 25/7/1917, Tuần phủ Phú Thọ là Lê Trung Ngọc có văn bản dâng lên Bộ Lễ triều đình Nguyễn xin lấy ngày 10/3 Âm lịch làm ngày tổ chức lễ hội các vua Hùng. Đề xuất này về sau được vua Khải Định chấp nhận. Từ đó, mùng 10/3 Âm lịch hàng năm được chọn làm ngày Giỗ tổ Hùng Vương.
Theo sách "Việt sử giai thoại", sau khi được Hùng Vương thứ 18 nhường ngôi, Thục Phán An Dương Vương cho dựng cột đá lập lời thề trên núi Nghĩa Lĩnh, ghi rõ: "Nguyện có đất trời lồng lộng chứng giám, nước Nam được trường tồn lưu ở miếu Tổ Hùng Vương, xin đời đời trông nom lăng miếu họ Hùng và gìn giữ giang sơn mà Hùng Vương trao lại; nếu thất hẹn, sai thề sẽ bị gió giăng, búa dập".
Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã được Bộ VH-TT-DL ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào ngày 6/12/2012. Đây chính là sự đề cao sự thống nhất trong đa dạng văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Các hoạt động tưởng nhớ nhân dịp Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức hàng năm vào mùng 10/3 Âm lịch tại Đền Hùng ở xã Hy Cương thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ và được người dân Việt Nam trên toàn thế giới kỷ niệm.
Đền Hùng là tên gọi khái quát của Khu di tích lịch sử Đền Hùng - quần thể đền chùa thờ phụng các Vua Hùng và tôn thất của nhà vua trên núi Nghĩa Lĩnh ở thành phố Việt Trì (Phú Thọ). Theo các tư liệu lịch sử, nền móng ngôi đền bắt đầu được xây dựng dưới thời vua Đinh Tiên Hoàng (968-979).