Tĩnh Phân là cháu gái ruột của Từ Hi thái hậu, một xuất thân đặc biệt tôn quý. Tuy nhiên, ngoại hình của bà lại được cho là không quá long lanh với gương mặt tiều tụy, chiếc lưng gù và khuôn miệng hô. Hình tượng khác xa so với tưởng tượng của nhiều người.Cuộc hôn nhân giữa hoàng đế Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ vốn nổi tiếng là do Từ Hi thái hậu một tay sắp đặt. Vua Quang Tự dù không muốn nhưng cũng không dám làm trái.Những câu chuyện xoay quanh cuộc sống hôn nhân giữa hai người cũng làm dấy lên bao sự tò mò của hậu thế như: Giai thoại vua Quang Tự khóc trong đêm tân hôn, hoàng hậu Long Dụ ghen ghét, đố kị với sủng phi của hoàng đế là Trân phi,…Long Dụ Hoàng Thái hậu có lẽ là vị hoàng hậu đáng thương nhất Thanh triều. Thậm chí ngay trong đêm động phòng, dưới ánh nến chiếu rọi, nhìn người phụ nữ trước mắt sẽ đầu ấp tay gối cùng mình nửa đời sau, Quang Tự bật khóc, miệng còn nói: Chúng ta sau này vẫn nên làm tỷ đệ (chị em) đi!Mặc dù phải trải qua biết bao quy tắc trong hôn lễ để trở thành hoàng hậu chính thức của vua Quang Tự, nhưng cuộc sống sau hôn nhân của hoàng hậu Long Dụ lại không được như ý, có thể nói là không hạnh phúc.Tuy Từ Hi có thể ép buộc vua Quang Tự làm theo ý bản thân nhưng không thể điều khiển được cảm xúc và tình cảm của ông.Vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ vốn là 2 chị em họ. Từ nhỏ họ đã chơi đùa với nhau, với chị họ mình, vua Quang Tự không thể nảy sinh tình cảm nam nữ. Hơn nữa, ngoại hình của hoàng hậu Long Dụ lại không được sắc nước hương trời, con người lại trầm tính, vốn không phải tuýp phụ nữ yêu thích của hoàng đế Quang Tự.Ngoài ra còn có một lý do có thể nói là quan trọng nhất khiến vị vua thứ 11 của nhà Thanh không thể thật lòng chấp nhận việc người chị họ với thân phận là thê tử của mình, đó là việc hoàng hậu Long Dụ là người của Từ Hi thái hậu, được bà sắp xếp cạnh vua Quang Tự đề dễ bề khống chế ông.Điều này đã làm cho vua Quang Tự không hài lòng. Do đó, người phụ nữ với thân phận hoàng hậu vốn đã không được hoàng đế yêu thích này lại càng trở lên "đáng ghét" trong mắt vua với một thân phận khác – nội gián của Từ Hi.Cách hoàng đế Quang Tự lạnh nhạt với hoàng hậu Long Dụ cũng là biểu hiện cho phản kháng của ông đối với Từ Hi thái hậu.Bởi vì chưa từng sinh con, cũng không biết cách chăm sóc trẻ nhỏ, Long Dụ không thể giúp Phổ Nghi nhỏ bé có được cảm giác an toàn.Cho đến khi cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Long Dụ cũng thấy rõ tình hình trước mắt, nên đã thay mặt Phổ Nghi ký hiệp ước thoái vị vào năm 1912, về cơ bản chấm dứt triều đại nhà Thanh cũng như là đặt dấu chấm hết cho chế độ quân chủ hơn nghìn năm của lịch sử Trung Quốc.>>>Xem thêm video: Cung điện không có nhà vệ sinh, Vua "giải quyết nỗi buồn" ra sao?
Tĩnh Phân là cháu gái ruột của Từ Hi thái hậu, một xuất thân đặc biệt tôn quý. Tuy nhiên, ngoại hình của bà lại được cho là không quá long lanh với gương mặt tiều tụy, chiếc lưng gù và khuôn miệng hô. Hình tượng khác xa so với tưởng tượng của nhiều người.
Cuộc hôn nhân giữa hoàng đế Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ vốn nổi tiếng là do Từ Hi thái hậu một tay sắp đặt. Vua Quang Tự dù không muốn nhưng cũng không dám làm trái.
Những câu chuyện xoay quanh cuộc sống hôn nhân giữa hai người cũng làm dấy lên bao sự tò mò của hậu thế như: Giai thoại vua Quang Tự khóc trong đêm tân hôn, hoàng hậu Long Dụ ghen ghét, đố kị với sủng phi của hoàng đế là Trân phi,…
Long Dụ Hoàng Thái hậu có lẽ là vị hoàng hậu đáng thương nhất Thanh triều. Thậm chí ngay trong đêm động phòng, dưới ánh nến chiếu rọi, nhìn người phụ nữ trước mắt sẽ đầu ấp tay gối cùng mình nửa đời sau, Quang Tự bật khóc, miệng còn nói: Chúng ta sau này vẫn nên làm tỷ đệ (chị em) đi!
Mặc dù phải trải qua biết bao quy tắc trong hôn lễ để trở thành hoàng hậu chính thức của vua Quang Tự, nhưng cuộc sống sau hôn nhân của hoàng hậu Long Dụ lại không được như ý, có thể nói là không hạnh phúc.
Tuy Từ Hi có thể ép buộc vua Quang Tự làm theo ý bản thân nhưng không thể điều khiển được cảm xúc và tình cảm của ông.
Vua Quang Tự và hoàng hậu Long Dụ vốn là 2 chị em họ. Từ nhỏ họ đã chơi đùa với nhau, với chị họ mình, vua Quang Tự không thể nảy sinh tình cảm nam nữ. Hơn nữa, ngoại hình của hoàng hậu Long Dụ lại không được sắc nước hương trời, con người lại trầm tính, vốn không phải tuýp phụ nữ yêu thích của hoàng đế Quang Tự.
Ngoài ra còn có một lý do có thể nói là quan trọng nhất khiến vị vua thứ 11 của nhà Thanh không thể thật lòng chấp nhận việc người chị họ với thân phận là thê tử của mình, đó là việc hoàng hậu Long Dụ là người của Từ Hi thái hậu, được bà sắp xếp cạnh vua Quang Tự đề dễ bề khống chế ông.
Điều này đã làm cho vua Quang Tự không hài lòng. Do đó, người phụ nữ với thân phận hoàng hậu vốn đã không được hoàng đế yêu thích này lại càng trở lên "đáng ghét" trong mắt vua với một thân phận khác – nội gián của Từ Hi.
Cách hoàng đế Quang Tự lạnh nhạt với hoàng hậu Long Dụ cũng là biểu hiện cho phản kháng của ông đối với Từ Hi thái hậu.
Bởi vì chưa từng sinh con, cũng không biết cách chăm sóc trẻ nhỏ, Long Dụ không thể giúp Phổ Nghi nhỏ bé có được cảm giác an toàn.
Cho đến khi cách mạng Tân Hợi bùng nổ, Long Dụ cũng thấy rõ tình hình trước mắt, nên đã thay mặt Phổ Nghi ký hiệp ước thoái vị vào năm 1912, về cơ bản chấm dứt triều đại nhà Thanh cũng như là đặt dấu chấm hết cho chế độ quân chủ hơn nghìn năm của lịch sử Trung Quốc.