Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt Nam và Indonesia cùng cho rằng tộc người Minangkabau thuộc cao nguyên Minangkabau, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, có nguồn gốc từ người Việt.Hiện số người gốc Việt chiếm tới hơn 80% trong tổng số 4,5 triệu dân sống trong tỉnh Sumatra. Ngoài ra, còn có tới hơn 3 triệu người gốc Việt sống rải rác tại một số vùng của đất nước Indonesia và bán đảo Mã Lai.Người Minangkabau vẫn giữ văn hóa mẫu hệ trong truyền thống gia đình, dòng tộc. Người phụ nữ trong gia đình mang trọng trách cao và có quyền quyết định mọi việc lớn.Nhưng đàn ông Minangkabau cũng có trọng trách là duy trì tôn giáo và những vấn đề chính trị của dòng họ mình.Người dân ở đây sống trong những ngôi nhà có mái cong vút tựa như những cặp sừng trâu, rất gần gũi với hình ảnh đình chùa của làng quê Việt Nam.Mọi tài sản cũng như đất đai thuộc quyền của phụ nữ.Không những thế, người Minangkabau trước kia cũng có tục nhuộm răng và có nhiều thói quen sinh hoạt tương đồng với người Việt.Giống người Việt sống trên lãnh thổ Việt Nam, người Minangkabau gốc Việt cũng có tục “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, khách đến nhà sẽ được chủ nhà mời trầu cau.Người Minangkabau có truyền thống sinh hoạt văn hóa mang nghi thức cộng đồng tại ngôi nhà Rumah Gadang. Chúng được truyền lại, nối tiếp hết đời nọ sang đời kia giữa những người phụ nữ trong gia đình (bà, mẹ, con gái).Theo đạo Hồi nhưng người Minangkabau vẫn duy trì tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình, đó là tín ngưỡng vật linh. Họ tin rằng tất cả các vật đều có linh hồn.
Nhiều nhà nghiên cứu văn hóa lịch sử Việt Nam và Indonesia cùng cho rằng tộc người Minangkabau thuộc cao nguyên Minangkabau, tỉnh Tây Sumatra, Indonesia, có nguồn gốc từ người Việt.
Hiện số người gốc Việt chiếm tới hơn 80% trong tổng số 4,5 triệu dân sống trong tỉnh Sumatra. Ngoài ra, còn có tới hơn 3 triệu người gốc Việt sống rải rác tại một số vùng của đất nước Indonesia và bán đảo Mã Lai.
Người Minangkabau vẫn giữ văn hóa mẫu hệ trong truyền thống gia đình, dòng tộc. Người phụ nữ trong gia đình mang trọng trách cao và có quyền quyết định mọi việc lớn.
Nhưng đàn ông Minangkabau cũng có trọng trách là duy trì tôn giáo và những vấn đề chính trị của dòng họ mình.
Người dân ở đây sống trong những ngôi nhà có mái cong vút tựa như những cặp sừng trâu, rất gần gũi với hình ảnh đình chùa của làng quê Việt Nam.
Mọi tài sản cũng như đất đai thuộc quyền của phụ nữ.
Không những thế, người Minangkabau trước kia cũng có tục nhuộm răng và có nhiều thói quen sinh hoạt tương đồng với người Việt.
Giống người Việt sống trên lãnh thổ Việt Nam, người Minangkabau gốc Việt cũng có tục “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, khách đến nhà sẽ được chủ nhà mời trầu cau.
Người Minangkabau có truyền thống sinh hoạt văn hóa mang nghi thức cộng đồng tại ngôi nhà Rumah Gadang. Chúng được truyền lại, nối tiếp hết đời nọ sang đời kia giữa những người phụ nữ trong gia đình (bà, mẹ, con gái).
Theo đạo Hồi nhưng người Minangkabau vẫn duy trì tín ngưỡng truyền thống của dân tộc mình, đó là tín ngưỡng vật linh. Họ tin rằng tất cả các vật đều có linh hồn.