Phu Văn Lâu là tòa lầu nằm trên trục chính của kinh thành Huế, được dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình. Công trình 4 bậc tam cấp dẫn lên ở 4 mặt, trong đó bậc tam cấp ở mặt trước có lan can hình rồng.Lan can hình rồng tinh xảo bên bậc cấp của Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ, nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông Hương để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát. Bậc tam cấp bằng đá trước Điện Thái Hòa, cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại.Bậc tam cấp với bốn lan can rồng bằng đá chạm khắc tinh xảo của Hiển Lâm Các như tôn thêm vẻ uy nghiêm của Cửu Đỉnh trước sân Thế Miếu trong Hoàng thành.Bậc tam cấp với kiểu mẫu rồng khác lạ của cung Trường Sanh, cung điện từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy trong Thần kinh nhị thập cảnh - liệt kê 20 thắng cảnh của kinh đô Huế.Bậc tam cấp ấn tượng với cặp rồng lớn của lầu Tịnh Minh trong Hoàng thành Huế, nơi từng được cựu hoàng Bảo Đại sử dụng làm tư thất.Bậc tam cấp bằng đá đơn giản của Khương Ninh các (Phước Thọ Am) là một ngôi chùa được vua Minh Mạng hạ lệnh xây dựng năm 1830 để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng trong hậu cung.Bậc tam cấp bằng đá trước lối vào chính của điện Kiến Trung, một cung điện hết sức tráng lệ được vua Khải Định cho xây vào đầu thập niên 1920 làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ngày nay công trình này chỉ còn là phế tích.Hình rồng trên lan can của bậc tam cấp nằm phía trái điện Kiến Trung.Bậc tam cấp cong cong dẫn lên lầu vọng cảnh trước điện Kiến Trung.Các bậc cấp của chùa Thiên Mụ, nơi bất cứ khách phương xa nào đến xứ Huế cũng phải bước qua.Bậc cấp của Hổ Quyền, trường đấu độc nhất vô nhị thế giới của Việt Nam.Dấu ấn thời gian trên bậc tam cấp của đài tưởng niệm Chiến sĩ trận vong trước khi công trình này được tu bổ.Bậc tam cấp còn sót lại của một công trình đã sụp đổ trong Hoàng thành Huế.
Phu Văn Lâu là tòa lầu nằm trên trục chính của kinh thành Huế, được dùng làm nơi niêm yết những chỉ dụ quan trọng của nhà vua và triều đình. Công trình 4 bậc tam cấp dẫn lên ở 4 mặt, trong đó bậc tam cấp ở mặt trước có lan can hình rồng.
Lan can hình rồng tinh xảo bên bậc cấp của Nghênh Lương Đình hay Nghênh Lương Tạ, nơi nghỉ chân của nhà vua trước khi đi xuống bến sông Hương để lên thuyền rồng hoặc làm nơi hóng mát.
Bậc tam cấp bằng đá trước Điện Thái Hòa, cung điện nằm trong khu vực Đại Nội của kinh thành Huế, là nơi đăng quang của 13 vua triều Nguyễn từ Gia Long đến Bảo Đại.
Bậc tam cấp với bốn lan can rồng bằng đá chạm khắc tinh xảo của Hiển Lâm Các như tôn thêm vẻ uy nghiêm của Cửu Đỉnh trước sân Thế Miếu trong Hoàng thành.
Bậc tam cấp với kiểu mẫu rồng khác lạ của cung Trường Sanh, cung điện từng được vua Thiệu Trị xếp vào hàng thứ bảy trong Thần kinh nhị thập cảnh - liệt kê 20 thắng cảnh của kinh đô Huế.
Bậc tam cấp ấn tượng với cặp rồng lớn của lầu Tịnh Minh trong Hoàng thành Huế, nơi từng được cựu hoàng Bảo Đại sử dụng làm tư thất.
Bậc tam cấp bằng đá đơn giản của Khương Ninh các (Phước Thọ Am) là một ngôi chùa được vua Minh Mạng hạ lệnh xây dựng năm 1830 để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng trong hậu cung.
Bậc tam cấp bằng đá trước lối vào chính của điện Kiến Trung, một cung điện hết sức tráng lệ được vua Khải Định cho xây vào đầu thập niên 1920 làm nơi sinh hoạt của vua trong hoàng cung. Ngày nay công trình này chỉ còn là phế tích.
Hình rồng trên lan can của bậc tam cấp nằm phía trái điện Kiến Trung.
Bậc tam cấp cong cong dẫn lên lầu vọng cảnh trước điện Kiến Trung.
Các bậc cấp của chùa Thiên Mụ, nơi bất cứ khách phương xa nào đến xứ Huế cũng phải bước qua.
Bậc cấp của Hổ Quyền, trường đấu độc nhất vô nhị thế giới của Việt Nam.
Dấu ấn thời gian trên bậc tam cấp của đài tưởng niệm Chiến sĩ trận vong trước khi công trình này được tu bổ.
Bậc tam cấp còn sót lại của một công trình đã sụp đổ trong Hoàng thành Huế.