Nằm trên đường Hồ Xuân Hương, thuộc phường 9, thành phố Đà Lạt, nhà lao thiếu nhi Đà Lạt là một di tích lịch sử đặc biệt của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.Nhà lao này có tên gọi chính thức là “Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt”, được chính quyền Sài Gòn thành lập vào đầu năm 1971 nhằm cách ly, đàn áp các thiếu niên, nhi đồng có cảm tình với cách mạng và công cuộc giải phóng miền Nam.Với tính chất đặc biệt, nên không giống như các Trung tâm giáo huấn khác ở miền Nam thời bấy giờ, Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt được tổ chức với quy mô lớn, trình độ tổ chức cao và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng nha cảnh sát Sài Gòn.Về bản chất, “trung tâm” mang đầy đủ đặc tính của một nhà tù đế quốc, tương tự các nhà tù khét tiếng được lập ra dưới sự bảo trợ của Mỹ. Theo văn thư được lưu giữ, nhà lao đặc biệt này đã từng giam giữ hơn 600 tù nhân tuổi từ 12 - 17 có tinh thần cách mạng được tập trung từ khắp miền Nam.Án ngữ phía trước khu nhà lao là khối nhà chữ A bình thường, được dùng làm phòng làm việc của bộ máy quản lý nhà lao.Phía trước khu nhà hành chính là hai tháp canh có binh lính vũ trang túc trực ngày đêm.Nhà lao được thiết kế thành một khối chữ nhật khép kín với tường đá bao quanh. Hai dãy nhà dọc hai bên chủ yếu là các phòng giam, xà lim; các dãy nhà ngang tạo hai khoảnh sân ở giữa để phục vụ các hoạt động của tù nhân khi ra ngoài phòng giam.Khoảng sân đầu tiên sau khối nhà chữ A là khu vực sân cờ, cột cờ khi đó treo thường trực cờ của chính quyền Sài Gòn. Mỗi sáng đầu tuần, tất cả tù nhân thiếu nhi phải tập trung tại đây để chào cờ và hát quốc ca.Những ai chống đối, không chào cờ, không hát quốc ca sẽ bị tra tấn cho đến khi khuất phục. Có thể nói, sân cờ là ranh giới thể hiện rõ nhất cuộc đấu tranh quyết liệt của hai bên, là nơi thể hiện ý chí ngoan cường của các chiến sỹ cách mạng nhỏ tuổi.Nhà lao có 8 phòng giam, chia thành 2 khu: khu giam tù nhân nam có 6 phòng và khu giam tù nhân nữ có 2 phòng.Diện tích mỗi phòng khoảng 30 m2, thường giam từ 60 - 70 tù nhân, có phòng lúc cao điểm giam gần 100 tù nhân.Cuối hành lang hai khu phòng giam là các dãy xà lim biệt giam những chiến sỹ chống đối.Đặc biệt, có một hầm đá xây khuất sau hành lang xà lim, không có mái che mà chỉ có lưới kẽm gai chăng dày bên trên để địch thực hiện hình phạt phơi sương, phơi nắng tù nhân.Trong điều kiện khắc nghiệt của nhà lao, các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi đã tập hợp lực lượng nòng cốt, thành lập bộ phận chỉ huy thống nhất, đề ra các yêu sách cụ thể để tiến hành các biện pháp đấu tranh liên tục, bền bỉ.Trong quá trình đấu tranh, dù còn nhỏ tuổi, các tù nhân thiếu nhi vẫn bị hành hạ, tra tấn dã man bằng nhiều hình thức: còng tréo, đánh bằng roi tết từ dây điện, dây kẽm gai, gậy hướng đạo, hay dùng bóng điện cao áp sáng nóng ấn vào mặt...Tại xà lim, giữa đêm Đà Lạt lạnh giá, nhiệt độ xuống dưới 15o C, kẻ địch còn dội nước lạnh để hành hạ các tù nhân biệt giam. Các chiến sĩ nhỏ tuổi phải ngủ trên nền xi măng, san sẻ cho nhau từng hạt cơm, ngụm nước, chỗ nằm…Chỉ có phẩm chất và lý tưởng cách mạng, ý chí kiên cường và niềm tin cháy bỏng vào tương lai tươi sáng mới giúp các chiến sĩ có sức chịu đựng mạnh mẽ, vượt qua đói rét, đòn roi của kẻ thù.Phong trào đấu tranh của tù nhân trong nhà lao diễn ra mạnh mẽ với nhiều sự kiện ghi dấu ấn sâu đậm. Ngày 21/11/1971, 5 tù nhân thiếu niên đã thực hiện kế hoạch mổ bụng ngay tại sân chào cờ để phản đối sự đàn áp của địch, khiến chúng khiếp sợ.Một sự kiện gây chấn động tại nhà lao thiếu nhi Đà Lạt vào tối ngày 23/01/1973 là các tù nhân thiếu nhi tổ chức tiêu diệt tên cai ngục Nguyễn Cương. Ngày 22/02/1973, một cuộc đấu tranh lớn đã nổ ra khiến bọn cai ngục vất vả đối phó.Các chiến sĩ nhỏ tuổi cũng đã bảy lần tổ chức vượt ngục, thể hiện khát vọng tự do, mong muốn được trở về tiếp tục chiến đấu.Những vụ việc chấn động liên tiếp xảy ra khiến mục đích hoạt động của Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt bị phá sản, đồng thời làm dấy lên làn sóng lên án của dư luận miền Nam và quốc tế. Nhà lao trá hình này đã buộc phải giải tán vào giữa năm 1973.Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, các cựu tù nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được tự do, trở về các địa phương, tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất trong lao tù, tích cực góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đã được gìn giữ như một “địa chỉ đỏ” trong giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Với ý nghĩa lịch sử to lớn, địa điểm này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia của Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lâm Đồng).
Nằm trên đường Hồ Xuân Hương, thuộc phường 9, thành phố Đà Lạt, nhà lao thiếu nhi Đà Lạt là một di tích lịch sử đặc biệt của giai đoạn kháng chiến chống Mỹ.
Nhà lao này có tên gọi chính thức là “Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt”, được chính quyền Sài Gòn thành lập vào đầu năm 1971 nhằm cách ly, đàn áp các thiếu niên, nhi đồng có cảm tình với cách mạng và công cuộc giải phóng miền Nam.
Với tính chất đặc biệt, nên không giống như các Trung tâm giáo huấn khác ở miền Nam thời bấy giờ, Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt được tổ chức với quy mô lớn, trình độ tổ chức cao và đặt dưới sự chỉ huy trực tiếp của Tổng nha cảnh sát Sài Gòn.
Về bản chất, “trung tâm” mang đầy đủ đặc tính của một nhà tù đế quốc, tương tự các nhà tù khét tiếng được lập ra dưới sự bảo trợ của Mỹ. Theo văn thư được lưu giữ, nhà lao đặc biệt này đã từng giam giữ hơn 600 tù nhân tuổi từ 12 - 17 có tinh thần cách mạng được tập trung từ khắp miền Nam.
Án ngữ phía trước khu nhà lao là khối nhà chữ A bình thường, được dùng làm phòng làm việc của bộ máy quản lý nhà lao.
Phía trước khu nhà hành chính là hai tháp canh có binh lính vũ trang túc trực ngày đêm.
Nhà lao được thiết kế thành một khối chữ nhật khép kín với tường đá bao quanh. Hai dãy nhà dọc hai bên chủ yếu là các phòng giam, xà lim; các dãy nhà ngang tạo hai khoảnh sân ở giữa để phục vụ các hoạt động của tù nhân khi ra ngoài phòng giam.
Khoảng sân đầu tiên sau khối nhà chữ A là khu vực sân cờ, cột cờ khi đó treo thường trực cờ của chính quyền Sài Gòn. Mỗi sáng đầu tuần, tất cả tù nhân thiếu nhi phải tập trung tại đây để chào cờ và hát quốc ca.
Những ai chống đối, không chào cờ, không hát quốc ca sẽ bị tra tấn cho đến khi khuất phục. Có thể nói, sân cờ là ranh giới thể hiện rõ nhất cuộc đấu tranh quyết liệt của hai bên, là nơi thể hiện ý chí ngoan cường của các chiến sỹ cách mạng nhỏ tuổi.
Nhà lao có 8 phòng giam, chia thành 2 khu: khu giam tù nhân nam có 6 phòng và khu giam tù nhân nữ có 2 phòng.
Diện tích mỗi phòng khoảng 30 m2, thường giam từ 60 - 70 tù nhân, có phòng lúc cao điểm giam gần 100 tù nhân.
Cuối hành lang hai khu phòng giam là các dãy xà lim biệt giam những chiến sỹ chống đối.
Đặc biệt, có một hầm đá xây khuất sau hành lang xà lim, không có mái che mà chỉ có lưới kẽm gai chăng dày bên trên để địch thực hiện hình phạt phơi sương, phơi nắng tù nhân.
Trong điều kiện khắc nghiệt của nhà lao, các chiến sĩ cách mạng nhỏ tuổi đã tập hợp lực lượng nòng cốt, thành lập bộ phận chỉ huy thống nhất, đề ra các yêu sách cụ thể để tiến hành các biện pháp đấu tranh liên tục, bền bỉ.
Trong quá trình đấu tranh, dù còn nhỏ tuổi, các tù nhân thiếu nhi vẫn bị hành hạ, tra tấn dã man bằng nhiều hình thức: còng tréo, đánh bằng roi tết từ dây điện, dây kẽm gai, gậy hướng đạo, hay dùng bóng điện cao áp sáng nóng ấn vào mặt...
Tại xà lim, giữa đêm Đà Lạt lạnh giá, nhiệt độ xuống dưới 15o C, kẻ địch còn dội nước lạnh để hành hạ các tù nhân biệt giam. Các chiến sĩ nhỏ tuổi phải ngủ trên nền xi măng, san sẻ cho nhau từng hạt cơm, ngụm nước, chỗ nằm…
Chỉ có phẩm chất và lý tưởng cách mạng, ý chí kiên cường và niềm tin cháy bỏng vào tương lai tươi sáng mới giúp các chiến sĩ có sức chịu đựng mạnh mẽ, vượt qua đói rét, đòn roi của kẻ thù.
Phong trào đấu tranh của tù nhân trong nhà lao diễn ra mạnh mẽ với nhiều sự kiện ghi dấu ấn sâu đậm. Ngày 21/11/1971, 5 tù nhân thiếu niên đã thực hiện kế hoạch mổ bụng ngay tại sân chào cờ để phản đối sự đàn áp của địch, khiến chúng khiếp sợ.
Một sự kiện gây chấn động tại nhà lao thiếu nhi Đà Lạt vào tối ngày 23/01/1973 là các tù nhân thiếu nhi tổ chức tiêu diệt tên cai ngục Nguyễn Cương. Ngày 22/02/1973, một cuộc đấu tranh lớn đã nổ ra khiến bọn cai ngục vất vả đối phó.
Các chiến sĩ nhỏ tuổi cũng đã bảy lần tổ chức vượt ngục, thể hiện khát vọng tự do, mong muốn được trở về tiếp tục chiến đấu.
Những vụ việc chấn động liên tiếp xảy ra khiến mục đích hoạt động của Trung tâm giáo huấn thiếu nhi Đà Lạt bị phá sản, đồng thời làm dấy lên làn sóng lên án của dư luận miền Nam và quốc tế. Nhà lao trá hình này đã buộc phải giải tán vào giữa năm 1973.
Sau ngày đất nước thống nhất năm 1975, các cựu tù nhà lao thiếu nhi Đà Lạt được tự do, trở về các địa phương, tiếp tục phát huy truyền thống đấu tranh bất khuất trong lao tù, tích cực góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.
Nhà lao thiếu nhi Đà Lạt đã được gìn giữ như một “địa chỉ đỏ” trong giáo dục lý tưởng cách mạng, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc cho thế hệ trẻ. Với ý nghĩa lịch sử to lớn, địa điểm này đã được công nhận là di tích lịch sử quốc gia của Việt Nam. (Bài có sử dụng tư liệu của Bảo tàng Lâm Đồng).