Ngay từ thế kỷ V trước Công nguyên, các thế lực quân sự ở Trung Nguyên đã có ý tưởng xây dựng những bức tường chắn tại phương Bắc để đề phòng người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết và các bộ tộc du mục khác tấn công.Nhưng chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) tiêu diệt sáu lộ chư hầu và chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc kéo dài hơn hai thế kỷ, nhất thống thiên hạ, dự án Trường Thành mới bắt đầu được thực hiện một cách nghiêm túc.Ông vua nổi tiếng tàn bạo này đã chỉ đạo việc huy động sức dân cùng vô số nguồn lực để dựng lên những đoạn tường thành kết nối các công sự phòng thủ trước đó - nhằm bảo vệ đế chế đang không ngừng bành trướng của mình.Tiếp nối Tần Thủy Hoàng, những vị hoàng đế khác về sau còn cho xây dựng thêm nhiều tháp canh dùng làm nơi truyền tin về sự xuất hiện của quân địch bằng ám hiệu khói, lửa,... Sang thế kỷ VIX, dưới thời nhà Minh (1368 – 1644), công trình được hoàn thiện và có diện mạo như ngày hôm nay.Toàn bộ Vạn Lý trường thành, bao gồm phần tường gạch, hào nước và các lá chắn tự nhiên (sông, đồi núi, …) có chiều dài tổng cộng lên tới 21.196 km – lớn hơn cả nửa chu vi Trái đất (20.028 km), và cao trung bình 7,8 m.Nhờ vào kết cấu độc đáo mà công trình đã có thể đứng vững trước sự thách thức của thời gian: bên dưới những đoạn tường gạch là phần đất nện nhiều lớp vô cùng chắc chắn, với thảm sậy mỏng được chèn giữa các lớp giúp tăng cường sự ổn định và khả năng thoát nước.Sau nhiều năm xây dựng, hình dáng quanh co của Vạn Lý Trường Thành đã được hình thành vởi tổng chiều dài lên tới 21.196,18 km và chiều cao trung bình là 7,8 mét, như Vạn Lý Trường Thành mà chúng ta thấy ngày nay.Nhưng về phương diện chinh chiến, độ cao của các bức tường được đánh giá là khá thấp, không thực sự hữu dụng trong việc ngăn cản binh sĩ. Vậy thì mục đích chính của việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành là gì?Các đoạn Vạn Lý Trường Thành từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đều được xây dựng trên địa thế hoang vu, hiểm trở, chủ yếu sử dụng vật liệu địa phương như đất nện và đá vụn. Tuy nhiên, độ cao bức tường thấp, một đội quân dũng mãnh có thể bắc thang lên và trèo qua dễ dàng.Vì vậy, mục đích chính của việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành trên thực tế là để chống lại kỵ binh của quân du mục phương Bắc. Nói cách khác, bức tường này không phải dùng để chặn con người, mà là dùng để làm rào cản, ngăn chặn những chiến mã từ hàng ngàn dặm xa xôi tiến đến xâm lược.Sở dĩ dân du mục chiếm ưu thế trên chiến trường vì họ sở hữu những chiến mã nhanh nhẹn và dũng mãnh. Một khi không có chiến mã ở cạnh, năng lực chiến đấu của binh sĩ sẽ giảm đi rất nhiều.Ngoài công dụng quân sự ra, Vạn Lý Trường Thành còn có thể phong tỏa kinh tế đối với các dân tộc du mục. Vì điều kiện tự nhiên vùng thảo nguyên chủ yếu thuận lợi để chăn nuôi các loại gia súc như trâu, cừu và ngựa nhưng lại thiếu các nhu yếu phẩm hàng ngày như muối, rượu, đồ sắt, vải...Sau khi công trình Vạn Lý Trường Thành được hoàn thành, người du mục không thể vượt qua bức tường, họ buộc phải dựa vào các thương nhân từ Trung Nguyên để giao thương.Ngoài việc bán muối, sắt, trà và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác cho người du mục, các thương nhân còn có thể mua về gia súc, thậm chí cả những con ngựa quý hiếm phục vụ cho quân đội. Bên cạnh đó, nhờ mối giao thương này người Trung Nguyên có thể thu thuế cao từ các thương nhân, làm giàu cho ngân khố quốc gia.>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.
Ngay từ thế kỷ V trước Công nguyên, các thế lực quân sự ở Trung Nguyên đã có ý tưởng xây dựng những bức tường chắn tại phương Bắc để đề phòng người Hung Nô, Mông Cổ, Đột Quyết và các bộ tộc du mục khác tấn công.
Nhưng chỉ đến khi Tần Thủy Hoàng (259-210 TCN) tiêu diệt sáu lộ chư hầu và chấm dứt thời kỳ Chiến Quốc kéo dài hơn hai thế kỷ, nhất thống thiên hạ, dự án Trường Thành mới bắt đầu được thực hiện một cách nghiêm túc.
Ông vua nổi tiếng tàn bạo này đã chỉ đạo việc huy động sức dân cùng vô số nguồn lực để dựng lên những đoạn tường thành kết nối các công sự phòng thủ trước đó - nhằm bảo vệ đế chế đang không ngừng bành trướng của mình.
Tiếp nối Tần Thủy Hoàng, những vị hoàng đế khác về sau còn cho xây dựng thêm nhiều tháp canh dùng làm nơi truyền tin về sự xuất hiện của quân địch bằng ám hiệu khói, lửa,... Sang thế kỷ VIX, dưới thời nhà Minh (1368 – 1644), công trình được hoàn thiện và có diện mạo như ngày hôm nay.
Toàn bộ Vạn Lý trường thành, bao gồm phần tường gạch, hào nước và các lá chắn tự nhiên (sông, đồi núi, …) có chiều dài tổng cộng lên tới 21.196 km – lớn hơn cả nửa chu vi Trái đất (20.028 km), và cao trung bình 7,8 m.
Nhờ vào kết cấu độc đáo mà công trình đã có thể đứng vững trước sự thách thức của thời gian: bên dưới những đoạn tường gạch là phần đất nện nhiều lớp vô cùng chắc chắn, với thảm sậy mỏng được chèn giữa các lớp giúp tăng cường sự ổn định và khả năng thoát nước.
Sau nhiều năm xây dựng, hình dáng quanh co của Vạn Lý Trường Thành đã được hình thành vởi tổng chiều dài lên tới 21.196,18 km và chiều cao trung bình là 7,8 mét, như Vạn Lý Trường Thành mà chúng ta thấy ngày nay.
Nhưng về phương diện chinh chiến, độ cao của các bức tường được đánh giá là khá thấp, không thực sự hữu dụng trong việc ngăn cản binh sĩ. Vậy thì mục đích chính của việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành là gì?
Các đoạn Vạn Lý Trường Thành từ thời Xuân Thu Chiến Quốc đều được xây dựng trên địa thế hoang vu, hiểm trở, chủ yếu sử dụng vật liệu địa phương như đất nện và đá vụn. Tuy nhiên, độ cao bức tường thấp, một đội quân dũng mãnh có thể bắc thang lên và trèo qua dễ dàng.
Vì vậy, mục đích chính của việc xây dựng Vạn Lý Trường Thành trên thực tế là để chống lại kỵ binh của quân du mục phương Bắc. Nói cách khác, bức tường này không phải dùng để chặn con người, mà là dùng để làm rào cản, ngăn chặn những chiến mã từ hàng ngàn dặm xa xôi tiến đến xâm lược.
Sở dĩ dân du mục chiếm ưu thế trên chiến trường vì họ sở hữu những chiến mã nhanh nhẹn và dũng mãnh. Một khi không có chiến mã ở cạnh, năng lực chiến đấu của binh sĩ sẽ giảm đi rất nhiều.
Ngoài công dụng quân sự ra, Vạn Lý Trường Thành còn có thể phong tỏa kinh tế đối với các dân tộc du mục. Vì điều kiện tự nhiên vùng thảo nguyên chủ yếu thuận lợi để chăn nuôi các loại gia súc như trâu, cừu và ngựa nhưng lại thiếu các nhu yếu phẩm hàng ngày như muối, rượu, đồ sắt, vải...
Sau khi công trình Vạn Lý Trường Thành được hoàn thành, người du mục không thể vượt qua bức tường, họ buộc phải dựa vào các thương nhân từ Trung Nguyên để giao thương.
Ngoài việc bán muối, sắt, trà và các nhu yếu phẩm hàng ngày khác cho người du mục, các thương nhân còn có thể mua về gia súc, thậm chí cả những con ngựa quý hiếm phục vụ cho quân đội. Bên cạnh đó, nhờ mối giao thương này người Trung Nguyên có thể thu thuế cao từ các thương nhân, làm giàu cho ngân khố quốc gia.
>>>Xem thêm video: Giải mã bí ẩn hàng trăm cỗ quan tài treo ma mị trên vách đá. Nguồn: Kienthucnet.