Vạn Lý Trường Thành được xây bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 với mục đích bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và các bộ tộc du mục.Nhiều người lầm tưởng rằng, sở dĩ Vạn Lý Trường Thành bền vững tới ngày nay vì được người xưa sử dụng những vật liệu quý hiếm phức tạp xây dựng nên.Trên thực tế, người Trung Quốc cổ đại đã trộn gạo nếp - một loại thực phẩm quen thuộc của người Á Đông vào vữa, khiến công trình kiên cố bất chấp những trận động đất cực mạnh.Trong nhiều câu chuyện huyền thoại về Vạn Lý Trường Thành có bí ẩn 99.999 viên gạch ở Gia Dục Quan. Gia Dục Quan vốn là cửa ải nằm ở cực Tây của Vạn Lý Trường Thành, xây dựng ở vùng biên giới giáp sa mạc Gobi. Cửa ải này nằm ở điểm hẹp nhất của phần phía tây, xây dựng vào đầu thời nhà Minh, khoảng năm 1372.Từ khi khởi công, cửa ải này đã gắn liền với một truyền thuyết kỳ lạ liên quan tới một người đàn ông tên là Dịch Khai Chiêm, sống thời nhà Minh (1368 - 1644). Vốn là một người giỏi cả kiến trúc và số học, ông được quan trên yêu cầu đảm nhận nhiệm vụ thiết kế cửa ải, ước tính số lượng gạch chính xác để xây thành.Dịch Khai Chiêm tính toán và nhận định cần tới 99.999 viên gạch để hoàn thành công trình. Viên quan phụ trách không tin và nói rằng, chỉ cần tính sai một viên, quân lính sẽ phải lao động khổ sai trong 3 năm.Khi Gia Dục Quan xây xong, quả nhiên duy nhất còn một viên gạch thừa lại. Viên quan rất vui mừng tìm cách trừng phạt Dịch Khai Chiêm cũng như số lính xây thành. Khi đó, Dịch Khai Chiêm nói, viên gạch thừa vốn do thần tiên đặt tại đó, chỉ cần xê dịch ra chỗ khác, cả đoạn tường thành sẽ sụp đổ.Viên quan nọ không tin lời, bèn cho bỏ viên gạch đi. Bất ngờ, đoạn tường thành liền đổ sập xuống, phải xây lại lần 2. Sau khi xây xong, viên gạch được đặt đúng vị trí cũ và hiện vẫn nằm trên tòa tháp Gia Dục Quan.Để xây dựng lên Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng đã huy động hơn hai triệu người làm quần quật trong suốt 10 năm với hoàn thành. Trường Thành được xây dựng trên núi non hiểm trở, đồi núi cheo leo, kéo dài trên bãi sa mạc hoang vu, trải dài hết cả Trung Quốc hùng vĩ.Những người tham gia xây dựng Vạn Lý Trường Thành đều là những nô lệ, nông dân nghèo, những tù binh phạm tội chết, những nho sĩ không chịu tuân lệnh đốt sách.Dưới sự giám sát của những giám công độc ác tàn bạo, họ phải làm việc từ sáng tinh mơ tới khi mặt trời lặn, kể cả khi trời nắng nóng, lạnh buốt da, hay những ngày giông bão. Mọi sự phản kháng hay lười biếng đều phải chịu hậu quả thảm khốc.Họ phải vận chuyển nguyên vật liệu là những khối đá, đất nặng hàng tấn, những sọt vôi vữa lên đỉnh núi. Do lao động vất vả, khí hậu khắc nghiệt, thiếu thốn thức ăn và bị giám công bạo hành, nên phần lớn công nhân đã phải bỏ mạng tại đây, xác họ bị vùi dưới chân tường thành. Ước tính có khoảng hàng triệu công nhân đã chết khi hoàn thành công trình này.Mời các bạn xem video: Cầu Vàng tại Đà Nẵng được chọn là kỳ quan mới của thế giới. Nguồn: THĐT
Vạn Lý Trường Thành được xây bằng đất và đá từ thế kỷ thứ 5 TCN cho tới thế kỷ 16 với mục đích bảo vệ Trung Quốc khỏi những cuộc tấn công của người Hung Nô, Mông Cổ và các bộ tộc du mục.
Nhiều người lầm tưởng rằng, sở dĩ Vạn Lý Trường Thành bền vững tới ngày nay vì được người xưa sử dụng những vật liệu quý hiếm phức tạp xây dựng nên.
Trên thực tế, người Trung Quốc cổ đại đã trộn gạo nếp - một loại thực phẩm quen thuộc của người Á Đông vào vữa, khiến công trình kiên cố bất chấp những trận động đất cực mạnh.
Trong nhiều câu chuyện huyền thoại về Vạn Lý Trường Thành có bí ẩn 99.999 viên gạch ở Gia Dục Quan. Gia Dục Quan vốn là cửa ải nằm ở cực Tây của Vạn Lý Trường Thành, xây dựng ở vùng biên giới giáp sa mạc Gobi. Cửa ải này nằm ở điểm hẹp nhất của phần phía tây, xây dựng vào đầu thời nhà Minh, khoảng năm 1372.
Từ khi khởi công, cửa ải này đã gắn liền với một truyền thuyết kỳ lạ liên quan tới một người đàn ông tên là Dịch Khai Chiêm, sống thời nhà Minh (1368 - 1644). Vốn là một người giỏi cả kiến trúc và số học, ông được quan trên yêu cầu đảm nhận nhiệm vụ thiết kế cửa ải, ước tính số lượng gạch chính xác để xây thành.
Dịch Khai Chiêm tính toán và nhận định cần tới 99.999 viên gạch để hoàn thành công trình. Viên quan phụ trách không tin và nói rằng, chỉ cần tính sai một viên, quân lính sẽ phải lao động khổ sai trong 3 năm.
Khi Gia Dục Quan xây xong, quả nhiên duy nhất còn một viên gạch thừa lại. Viên quan rất vui mừng tìm cách trừng phạt Dịch Khai Chiêm cũng như số lính xây thành. Khi đó, Dịch Khai Chiêm nói, viên gạch thừa vốn do thần tiên đặt tại đó, chỉ cần xê dịch ra chỗ khác, cả đoạn tường thành sẽ sụp đổ.
Viên quan nọ không tin lời, bèn cho bỏ viên gạch đi. Bất ngờ, đoạn tường thành liền đổ sập xuống, phải xây lại lần 2. Sau khi xây xong, viên gạch được đặt đúng vị trí cũ và hiện vẫn nằm trên tòa tháp Gia Dục Quan.
Để xây dựng lên Vạn Lý Trường Thành, Tần Thủy Hoàng đã huy động hơn hai triệu người làm quần quật trong suốt 10 năm với hoàn thành. Trường Thành được xây dựng trên núi non hiểm trở, đồi núi cheo leo, kéo dài trên bãi sa mạc hoang vu, trải dài hết cả Trung Quốc hùng vĩ.
Những người tham gia xây dựng Vạn Lý Trường Thành đều là những nô lệ, nông dân nghèo, những tù binh phạm tội chết, những nho sĩ không chịu tuân lệnh đốt sách.
Dưới sự giám sát của những giám công độc ác tàn bạo, họ phải làm việc từ sáng tinh mơ tới khi mặt trời lặn, kể cả khi trời nắng nóng, lạnh buốt da, hay những ngày giông bão. Mọi sự phản kháng hay lười biếng đều phải chịu hậu quả thảm khốc.
Họ phải vận chuyển nguyên vật liệu là những khối đá, đất nặng hàng tấn, những sọt vôi vữa lên đỉnh núi. Do lao động vất vả, khí hậu khắc nghiệt, thiếu thốn thức ăn và bị giám công bạo hành, nên phần lớn công nhân đã phải bỏ mạng tại đây, xác họ bị vùi dưới chân tường thành. Ước tính có khoảng hàng triệu công nhân đã chết khi hoàn thành công trình này.