Sau thất bại trong trận Waterloo năm 1815, hoàng đế Napoleon trở về Pháp, buộc thoái vị rồi đi đày đến hòn đảo St. Helena hoang vắng ở phía nam Đại Tây Dương. Vào ngày 5/5/1821, vị hoàng đế một thời uy chấn châu Âu trút hơi thở cuối cùng.Sau khi Napoleon qua đời, chuyên gia đã tiến hành khám nghiệm tử thi nhằm xác định nguyên nhân tử vong. Cuối cùng, họ tuyên bố ung thư dạ dày là nguyên nhân gây ra cái chết của ông.Dù vậy, trong suốt nhiều năm sau đó, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, không phải ung thư dạ dày, hoàng đế Napoleon có thể bị đầu độc dẫn đến tử vong.Quan điểm này được nhiều người biết đến khi nha sĩ người Thụy Điển kiêm nhà độc chất học nghiệp dư Sten Forshufvud đã phân tích 5 sợi tóc của Napoleon.Kết quả kiểm tra mẫu tóc cho thấy mức chất độc Asen (nguyên tố hóa học có ký hiệu As và số nguyên tử 33) dao động từ mức bình thường đến cao gấp 38 lần so với mức trung bình.Điều này cho thấy Napoleon đã được tiếp xúc với một lượng nhỏ Asen ở các nồng độ khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong 5 năm trước khi qua đời.Nếu điều này là chính xác thì rất có thể một người gần gũi với Napoleon có thể đã bỏ một lượng nhỏ Asen vào trong đồ uống, thức ăn yêu thích của ông. Điều này xảy ra trong vài năm trước khi Napoleon qua đời.Giả thuyết Napoleon bị đầu độc dẫn đến tử vong càng được chú ý hơn khi vị hoàng đế lừng lẫy một thời của Pháp viết di chúc vào thời điểm chỉ 3 tuần trước khi qua đời.Trong di chúc của Napoleon có đoạn viết: "Tôi chết non, bị sát hại bởi gã đồ tể người Anh và bị ám sát".Hiện thi hài Napoleon được chôn cất tại Dome des Invalides, Pháp. Các nhà khoa học không xin được phép mở nắp quan tài, khám nghiệm tử thi lại nên chưa thể kiểm chứng giả thuyết ông có thực sự tử vong do trúng độc Asen hay không. Do đó, cái chết của ông vẫn là chủ đề của nhiều đồn đoán.Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.
Sau thất bại trong trận Waterloo năm 1815, hoàng đế Napoleon trở về Pháp, buộc thoái vị rồi đi đày đến hòn đảo St. Helena hoang vắng ở phía nam Đại Tây Dương. Vào ngày 5/5/1821, vị hoàng đế một thời uy chấn châu Âu trút hơi thở cuối cùng.
Sau khi Napoleon qua đời, chuyên gia đã tiến hành khám nghiệm tử thi nhằm xác định nguyên nhân tử vong. Cuối cùng, họ tuyên bố ung thư dạ dày là nguyên nhân gây ra cái chết của ông.
Dù vậy, trong suốt nhiều năm sau đó, một số chuyên gia, nhà khoa học cho rằng, không phải ung thư dạ dày, hoàng đế Napoleon có thể bị đầu độc dẫn đến tử vong.
Quan điểm này được nhiều người biết đến khi nha sĩ người Thụy Điển kiêm nhà độc chất học nghiệp dư Sten Forshufvud đã phân tích 5 sợi tóc của Napoleon.
Kết quả kiểm tra mẫu tóc cho thấy mức chất độc Asen (nguyên tố hóa học có ký hiệu As và số nguyên tử 33) dao động từ mức bình thường đến cao gấp 38 lần so với mức trung bình.
Điều này cho thấy Napoleon đã được tiếp xúc với một lượng nhỏ Asen ở các nồng độ khác nhau vào các thời điểm khác nhau trong 5 năm trước khi qua đời.
Nếu điều này là chính xác thì rất có thể một người gần gũi với Napoleon có thể đã bỏ một lượng nhỏ Asen vào trong đồ uống, thức ăn yêu thích của ông. Điều này xảy ra trong vài năm trước khi Napoleon qua đời.
Giả thuyết Napoleon bị đầu độc dẫn đến tử vong càng được chú ý hơn khi vị hoàng đế lừng lẫy một thời của Pháp viết di chúc vào thời điểm chỉ 3 tuần trước khi qua đời.
Trong di chúc của Napoleon có đoạn viết: "Tôi chết non, bị sát hại bởi gã đồ tể người Anh và bị ám sát".
Hiện thi hài Napoleon được chôn cất tại Dome des Invalides, Pháp. Các nhà khoa học không xin được phép mở nắp quan tài, khám nghiệm tử thi lại nên chưa thể kiểm chứng giả thuyết ông có thực sự tử vong do trúng độc Asen hay không. Do đó, cái chết của ông vẫn là chủ đề của nhiều đồn đoán.
Mời độc giả xem video: Vải Việt Nam lần đầu xuất khẩu chính ngạch sang Pháp. Nguồn: VTV4.