Từ xa xưa, hoàng cung xa hoa, lộng lẫy thể hiện quyền lực và sự giàu có của hoàng đế Trung Quốc. Nơi đây trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa... của đất nước. Ngoài hoàng đế và hậu cung với hàng ngàn phi tần mỹ nữ, hoàng cung còn là "nhà" của nhiều cung nữ, thái giám.Do là nơi sống và làm việc của hoàng đế nên triều đình ban hành nhiều quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn tính mạng cho người đàn ông quyền lực nhất vương triều, các thành viên hoàng tộc cùng những người hậu hạ có thể tận hưởng cuộc sống xa hoa, quyền quý trong tòa cung điện lộng lẫy.Trong số các quy định mà mọi người trong cung phải tuyệt đối tuân thủ là không được tự ý đốt lửa. Quy định này được đưa ra xuất phát từ một lý do quan trọng.Đầu tiên, hoàng cung của hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến chủ yếu được xây dựng bằng gỗ. Loại vật liệu này rất dễ bắt lửa.Nếu một cung điện xảy ra hỏa hoạn thì có thể nhanh chóng lan rộng ra nhiều khu vực khác. Trong trường hợp không thể nhanh chóng khống chế được "bà hỏa" thì toàn bộ hoàng cung sẽ chìm trong "biển lửa".Khi ấy, hoàng cung sẽ bị cháy rụi và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hoàng đế và triều đình sẽ phải mất nhiều thời gian, tiền bạc để xây dựng lại hoàng cung.Do đó, tất cả mọi người trong cung không được phép tự ý đốt lửa. Tuy nhiên, một số người vẫn lén lút vi phạm quy định này khi bí mật đốt vàng mã cho người thân, bạn bè đã mất.Dù biết vi phạm quy định và nếu bị phát hiện thì có thể phải trả giá bằng tính mạng nhưng một vài phi tần, cung nữ, thái giám... vẫn làm vì muốn tưởng nhớ người quá cố, mong họ có cuộc sống an yên ở thế giới bên kia.Nơi được phép đốt lửa trong cung là ngự thiện phòng - nơi chuẩn bị các bữa ăn cho hoàng đế và hậu cung. Tại đây, các ngự trù (đầu bếp hoàng gia) sẽ nổi lửa, chế biến nhiều món ngon dâng lên các chủ nhân.Mời độc giả xem video: Giải mã cách người xưa di chuyển trăm tấn đá xây Tử Cấm Thành.
Từ xa xưa, hoàng cung xa hoa, lộng lẫy thể hiện quyền lực và sự giàu có của hoàng đế Trung Quốc. Nơi đây trở thành trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa... của đất nước. Ngoài hoàng đế và hậu cung với hàng ngàn phi tần mỹ nữ, hoàng cung còn là "nhà" của nhiều cung nữ, thái giám.
Do là nơi sống và làm việc của hoàng đế nên triều đình ban hành nhiều quy định nghiêm ngặt để đảm bảo an toàn tính mạng cho người đàn ông quyền lực nhất vương triều, các thành viên hoàng tộc cùng những người hậu hạ có thể tận hưởng cuộc sống xa hoa, quyền quý trong tòa cung điện lộng lẫy.
Trong số các quy định mà mọi người trong cung phải tuyệt đối tuân thủ là không được tự ý đốt lửa. Quy định này được đưa ra xuất phát từ một lý do quan trọng.
Đầu tiên, hoàng cung của hoàng đế Trung Quốc thời phong kiến chủ yếu được xây dựng bằng gỗ. Loại vật liệu này rất dễ bắt lửa.
Nếu một cung điện xảy ra hỏa hoạn thì có thể nhanh chóng lan rộng ra nhiều khu vực khác. Trong trường hợp không thể nhanh chóng khống chế được "bà hỏa" thì toàn bộ hoàng cung sẽ chìm trong "biển lửa".
Khi ấy, hoàng cung sẽ bị cháy rụi và gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản. Hoàng đế và triều đình sẽ phải mất nhiều thời gian, tiền bạc để xây dựng lại hoàng cung.
Do đó, tất cả mọi người trong cung không được phép tự ý đốt lửa. Tuy nhiên, một số người vẫn lén lút vi phạm quy định này khi bí mật đốt vàng mã cho người thân, bạn bè đã mất.
Dù biết vi phạm quy định và nếu bị phát hiện thì có thể phải trả giá bằng tính mạng nhưng một vài phi tần, cung nữ, thái giám... vẫn làm vì muốn tưởng nhớ người quá cố, mong họ có cuộc sống an yên ở thế giới bên kia.
Nơi được phép đốt lửa trong cung là ngự thiện phòng - nơi chuẩn bị các bữa ăn cho hoàng đế và hậu cung. Tại đây, các ngự trù (đầu bếp hoàng gia) sẽ nổi lửa, chế biến nhiều món ngon dâng lên các chủ nhân.
Mời độc giả xem video: Giải mã cách người xưa di chuyển trăm tấn đá xây Tử Cấm Thành.