Trong quá trình tu sửa rạp kịch Tứ Xuyên tại quảng trường Thiên Phủ, chính giữa trung tâm thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào đầu năm 2013, một thần thú trấn thủy bất ngờ được các công nhân phát hiện. Họ nhanh chóng thông báo cho giới chức trách và cách chuyên gia để tiến hành điều tra. Theo đó, các nhà khảo cổ tới hiện trường và kiểm tra, xác định thần thú bằng đá có niên đại khoảng 2.000 tuổi.Tương truyền, vào năm 1973, thần thú trấn thủy trên được người dân Trung Quốc phát hiện. Tuy nhiên, họ không đào nó lên mà lấp đất chôn lại. Trải qua nhiều năm, thần thú được đào lên và gây ra nhiều bất ngờ và bí ẩn.Tương truyền, khi thần thú lộ diện vào năm 2013, nhiều người dân kiến nghị đừng đào lên. Tuy nhiên, giới chức trách vẫn quyết định đào thần thú bằng đá lên rồi đưa về bảo tàng di chỉ Kim Sa trong thành phố. Theo các chuyên gia, thần thú trấn thủy được điêu khắc với nhiều hình vòng đám mây.Theo ghi chép trong “Thục Vương bổn kỷ” và “Hoa Dương quốc chí Thục chí”, Thục Thủ Lý Băng của nhà Tần khi cho tu sửa con đập Đô Giang đã ra lệnh làm 5 con tê giác để trấn thủy. Thần thú được đặt vào các vị trí khác nhau để tạo thành “Thần thú phong thủy trận” nhằm áp chế thủy tinh.Từ thời xa xưa, thần thú được xem là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới phong thủy. Vậy nên, trước cửa các nhà thuộc giới thượng lưu, giàu có ở Trung Quốc thời xưa thường đặt tượng sư tử đá để trấn trạch.Trong khi đó, hoàng cung của vua chúa thường dùng các loại thụy thú để trấn trạch. Trong các loại kiến trúc cổ xưa từ mái ngói úp cho tới mái hiên cũng được người xưa bố trí nhiều loại thần thú phong thủy.Kể từ khi khai quật thần thú trấn thủy, một số sự việc kỳ lạ, bí ẩn xảy ra. Trong đó, vào ngày 8/7/2013, trận mưa lớn đã gây ngập úng nghiêm trọng tại Thành Đô. Đến ngày 10/7, đập Đô Giang sụp đổ gây sạt lở đất nghiêm trọng và gây ngập lụt nghiêm trọng tại 3 cây cầu lớn ở quốc lộ số 3.Theo thống kê, khoảng 62.000 người phải sơ tán đến nơi an toàn, hơn 400 căn nhà bị đổ sập hoàn toàn và 68.000 ngôi nhà khác bị hư hỏng, hơn 412.000 ha đất canh tác cùng hoa màu và nông sản bị thiệt hại nặng nề. Thiệt hại kinh tế ước tính hơn 3 tỷ Nhân dân tệ.Sau khi xảy ra những thảm kịch thiên nhiên tồi tệ đó, một số người tin rằng đây là hậu quả khi khai quật thần thú trấn thủy. Tuy nhiên, đây chỉ là đồn đoán của người dân mà không có bất cứ cơ sở khoa học nào chứng minh cho hiện tượng này.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Trong quá trình tu sửa rạp kịch Tứ Xuyên tại quảng trường Thiên Phủ, chính giữa trung tâm thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc vào đầu năm 2013, một thần thú trấn thủy bất ngờ được các công nhân phát hiện. Họ nhanh chóng thông báo cho giới chức trách và cách chuyên gia để tiến hành điều tra. Theo đó, các nhà khảo cổ tới hiện trường và kiểm tra, xác định thần thú bằng đá có niên đại khoảng 2.000 tuổi.
Tương truyền, vào năm 1973, thần thú trấn thủy trên được người dân Trung Quốc phát hiện. Tuy nhiên, họ không đào nó lên mà lấp đất chôn lại. Trải qua nhiều năm, thần thú được đào lên và gây ra nhiều bất ngờ và bí ẩn.
Tương truyền, khi thần thú lộ diện vào năm 2013, nhiều người dân kiến nghị đừng đào lên. Tuy nhiên, giới chức trách vẫn quyết định đào thần thú bằng đá lên rồi đưa về bảo tàng di chỉ Kim Sa trong thành phố. Theo các chuyên gia, thần thú trấn thủy được điêu khắc với nhiều hình vòng đám mây.
Theo ghi chép trong “Thục Vương bổn kỷ” và “Hoa Dương quốc chí Thục chí”, Thục Thủ Lý Băng của nhà Tần khi cho tu sửa con đập Đô Giang đã ra lệnh làm 5 con tê giác để trấn thủy. Thần thú được đặt vào các vị trí khác nhau để tạo thành “Thần thú phong thủy trận” nhằm áp chế thủy tinh.
Từ thời xa xưa, thần thú được xem là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng tới phong thủy. Vậy nên, trước cửa các nhà thuộc giới thượng lưu, giàu có ở Trung Quốc thời xưa thường đặt tượng sư tử đá để trấn trạch.
Trong khi đó, hoàng cung của vua chúa thường dùng các loại thụy thú để trấn trạch. Trong các loại kiến trúc cổ xưa từ mái ngói úp cho tới mái hiên cũng được người xưa bố trí nhiều loại thần thú phong thủy.
Kể từ khi khai quật thần thú trấn thủy, một số sự việc kỳ lạ, bí ẩn xảy ra. Trong đó, vào ngày 8/7/2013, trận mưa lớn đã gây ngập úng nghiêm trọng tại Thành Đô. Đến ngày 10/7, đập Đô Giang sụp đổ gây sạt lở đất nghiêm trọng và gây ngập lụt nghiêm trọng tại 3 cây cầu lớn ở quốc lộ số 3.
Theo thống kê, khoảng 62.000 người phải sơ tán đến nơi an toàn, hơn 400 căn nhà bị đổ sập hoàn toàn và 68.000 ngôi nhà khác bị hư hỏng, hơn 412.000 ha đất canh tác cùng hoa màu và nông sản bị thiệt hại nặng nề. Thiệt hại kinh tế ước tính hơn 3 tỷ Nhân dân tệ.
Sau khi xảy ra những thảm kịch thiên nhiên tồi tệ đó, một số người tin rằng đây là hậu quả khi khai quật thần thú trấn thủy. Tuy nhiên, đây chỉ là đồn đoán của người dân mà không có bất cứ cơ sở khoa học nào chứng minh cho hiện tượng này.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.