Tọa lạc ở địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, núi Bà Rá cao cao 733 mét, là ngọn núi cao thứ ba ở Nam Bộ, sau núi Bà Đen ở Tây Ninh và núi Chứa Chan ở Đồng Nai. Đồng bào S’tiêng trong vùng lưu truyền nhiều giai thoại ly kỳ về sự ra đời của ngọn núi này.Theo tư liệu của Bảo tàng Tỉnh Bình Phước, người S’tiêng ở xã Long Giang và xã Phú Nghĩa kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có vị thần trên trời có chức năng cai quản dân chúng dưới hạ giới. Ông sinh được hai người con gái, người con lớn đặt tên là My Lơm và con gái nhỏ đặt tên là My Giêng.Khi con gái lớn lên, lúc này tuổi ông đã cao sức yếu không thể cai quản được dân chúng nên muốn để hai con gái ông tiếp tục công việc.Ông phân công người chị là My Lơm trông coi vùng đất ở khu vực gần sông Vàm Cỏ (hiện nay) và cô em My Giêng cai quản vùng đất Đăk Lung – tức sông Bé ngày nay và những vùng xung quanh.Để tạo thuận lợi cho hai người con gái trong việc cai quản dân chúng, ông dùng cái xá (một loại gùi của người S’tiêng) lấy đất đắp tạo ra hai ngọn núi cao để hai người con ở.Ngọn núi gần sông Vàm Cỏ được ông đặt tên là Bờ Nâm Woen (Veng), ngày nay gọi là núi Bà Đen. Còn ngọn núi ở Đăk Lung được ông đặt tên là Bờ Nâm Brá, ngày nay gọi là núi Bà Rá. (Bờ Nâm trong tiếng của người S’tiêng nghĩa là đồi núi).Vì ở khu vực sông Vàm cỏ là nơi ở và cai quản của cô chị nên ông đổ bảy xá đất, còn ở khu vực Đăk Lung, nơi ở của cô em, ông chỉ đổ sáu xá đất để phân biệt thứ bậc chị em. Đó là lý do vì sao ngày nay núi Bà Đen cao hơn núi Bà Rá...Cũng là một câu chuyện về việc đắp núi Bà Rá, nhưng người S’tiêng ở sóc Bom Bo (xã Bình Minh) lại lưu truyền một dị bản khác.Theo đó, ngày xưa có một ông khổng lồ có ba người con gái. Khi các con lớn lên, ông muốn tìm nơi để các con cư trú. Ông rảo quanh một vòng trong khu vực, ông quyết định phân cho ba người con ở ba khu vực khác nhau.Cô chị ông cho ở vùng Gia Lào, cô em kế được cho ở vùng gần khu vực sông Vàm Cỏ Đông và cô em út được cho ở khu vực gần sông Đắk Lung (tức sông Bé ngày nay).Cô chị ông dùng cái lung (loại gùi lớn nhất của người S’tiêng) đổ một lung đất tạo ra núi Gia Lào (thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai) ngày nay. Cô em kế, ông dùng xá (loại gùi nhỏ hơn lung) đổ một xá đất, tạo ra Bờ Nâm Woen – tức núi Bà Đen ở Tây Ninh ngày nay.Sau khi phân chia xong các vùng cư trú và được các con đồng ý, ông ra sức đắp cho các con những ngọn núi để họ trú ngụ. Để phân biệt vai vế lớn nhỏ giữa các chị em, ông tạo ra ba ngọn núi có độ cao khác nhau.Cô em út ông dùng khiêu (loại gùi nhỏ nhất của người S’tiêng) đắp đồi tạo thành Bờ Nâm Brá – tức núi Bà Rá. Do vậy, ngày nay núi Bà Rá thấp nhất trong ba ngọn núi ở Nam Bộ...Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.
Tọa lạc ở địa phận phường Sơn Giang, thị xã Phước Long, tỉnh Bình Phước, núi Bà Rá cao cao 733 mét, là ngọn núi cao thứ ba ở Nam Bộ, sau núi Bà Đen ở Tây Ninh và núi Chứa Chan ở Đồng Nai. Đồng bào S’tiêng trong vùng lưu truyền nhiều giai thoại ly kỳ về sự ra đời của ngọn núi này.
Theo tư liệu của Bảo tàng Tỉnh Bình Phước, người S’tiêng ở xã Long Giang và xã Phú Nghĩa kể rằng, ngày xửa ngày xưa, có vị thần trên trời có chức năng cai quản dân chúng dưới hạ giới. Ông sinh được hai người con gái, người con lớn đặt tên là My Lơm và con gái nhỏ đặt tên là My Giêng.
Khi con gái lớn lên, lúc này tuổi ông đã cao sức yếu không thể cai quản được dân chúng nên muốn để hai con gái ông tiếp tục công việc.
Ông phân công người chị là My Lơm trông coi vùng đất ở khu vực gần sông Vàm Cỏ (hiện nay) và cô em My Giêng cai quản vùng đất Đăk Lung – tức sông Bé ngày nay và những vùng xung quanh.
Để tạo thuận lợi cho hai người con gái trong việc cai quản dân chúng, ông dùng cái xá (một loại gùi của người S’tiêng) lấy đất đắp tạo ra hai ngọn núi cao để hai người con ở.
Ngọn núi gần sông Vàm Cỏ được ông đặt tên là Bờ Nâm Woen (Veng), ngày nay gọi là núi Bà Đen. Còn ngọn núi ở Đăk Lung được ông đặt tên là Bờ Nâm Brá, ngày nay gọi là núi Bà Rá. (Bờ Nâm trong tiếng của người S’tiêng nghĩa là đồi núi).
Vì ở khu vực sông Vàm cỏ là nơi ở và cai quản của cô chị nên ông đổ bảy xá đất, còn ở khu vực Đăk Lung, nơi ở của cô em, ông chỉ đổ sáu xá đất để phân biệt thứ bậc chị em. Đó là lý do vì sao ngày nay núi Bà Đen cao hơn núi Bà Rá...
Cũng là một câu chuyện về việc đắp núi Bà Rá, nhưng người S’tiêng ở sóc Bom Bo (xã Bình Minh) lại lưu truyền một dị bản khác.
Theo đó, ngày xưa có một ông khổng lồ có ba người con gái. Khi các con lớn lên, ông muốn tìm nơi để các con cư trú. Ông rảo quanh một vòng trong khu vực, ông quyết định phân cho ba người con ở ba khu vực khác nhau.
Cô chị ông cho ở vùng Gia Lào, cô em kế được cho ở vùng gần khu vực sông Vàm Cỏ Đông và cô em út được cho ở khu vực gần sông Đắk Lung (tức sông Bé ngày nay).
Cô chị ông dùng cái lung (loại gùi lớn nhất của người S’tiêng) đổ một lung đất tạo ra núi Gia Lào (thuộc huyện Xuân Lộc tỉnh Đồng Nai) ngày nay. Cô em kế, ông dùng xá (loại gùi nhỏ hơn lung) đổ một xá đất, tạo ra Bờ Nâm Woen – tức núi Bà Đen ở Tây Ninh ngày nay.
Sau khi phân chia xong các vùng cư trú và được các con đồng ý, ông ra sức đắp cho các con những ngọn núi để họ trú ngụ. Để phân biệt vai vế lớn nhỏ giữa các chị em, ông tạo ra ba ngọn núi có độ cao khác nhau.
Cô em út ông dùng khiêu (loại gùi nhỏ nhất của người S’tiêng) đắp đồi tạo thành Bờ Nâm Brá – tức núi Bà Rá. Do vậy, ngày nay núi Bà Rá thấp nhất trong ba ngọn núi ở Nam Bộ...
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.