Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Lịch sử của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết nhuốm màu huyền bí về một nhà sư nổi tiếng thời Lý là Từ Đạo Hạnh.Tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông, có ông Từ Vinh làm quan Đô án, thường lấy phép thuật trêu ghẹo mọi người. Quan Thành hầu tức mình, mượn pháp sư Đại Điên làm phép giết chết, vứt xác xuống sông Tô Lịch.Con ông Từ Vinh là Từ Lộ đem lòng oán thù, mới vào tu chùa Phật Tích, mà dân gian còn gọi là chùa Thầy, lấy tên hiệu là Từ Đạo Hạnh, học thêm phép để báo thù cho cha.Sau vài năm thì Từ Đạo Hạnh học được đủ phép. Ông phù phép vào gậy sắt, rồi thả xuống sông Yên Quyết, trôi ngược đến nhà Đại Điên. Đại Điên nghe nói có hiện tượng gậy sắt trôi ngược dòng kỳ lạ, ra xem thì bị cái gậy ấy bật lên đánh chết.Tiếng đồn về chuyện Từ Đạo Hạnh tài phép báo thù cho cha vang khắp nước Nam bấy giờ, lan truyền cả vào cung đình. Vua cho mời ông vào cung để đàm đạo.Bấy giờ, vua Lý Nhân Tông muốn có con nối ngôi, lập đàn cầu tự suốt ba năm liền. Người dân đồn rằng ở bãi biển Thanh Hoa có đứa bé lên ba tuổi rất tài giỏi, chuyện gì cũng biết. Vua ngỏ ý muốn đưa nó về làm con nuôi.Từ Đạo Hạnh biết đứa bé đó là pháp sư Đại Điên hiện thân để trả thù mình nên nhờ chị gái mang bùa đến yểm, khiến đứa bé chết yểu. Nhà vua truy ra chuyện này, liền cho giam lỏng Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy. Ông bèn nghĩ kế đầu thai để thoát nạn.Khi vợ vị quan Sùng Hiền - em của vua - trở dạ, Từ Đạo Hạnh vào hang đá chùa Thầy đập đầu để tự hóa kiếp cho mình. Ngày nay, sau hang vẫn còn vết bàn chân với vết đập đầu của ông.Vợ Sùng Hiền sinh ra người con trai, chính là Từ Đạo Hạnh thác sinh, đặt tên là Dương Hoán. Khi lên ba tuổi, Dương Hoán được vua đem vào nuôi trong cung, dựng làm thái tử. Đến khi vua mất, Dương Hoán nối ngôi, miếu hiệu là Thần Tông.Lý Thần Tông ở ngôi được mấy năm thời phải bệnh, mình mẩy mọc lông lá, tiếng kêu gầm như hổ. Các thầy phù thủy, thầy thuốc không có phép nào chữa khỏi. Nhà vua sống thêm được hai năm thì băng hà vào năm 1138, hưởng dương 23 tuổi.Khi nhà vua mất, núi Sài Sơn – nơi chùa Thầy tọa lạc - tự nhiên có khí thiêng bốc lên, ai thấy cũng kinh hãi. Chuyện đến tai vua Lý Anh Tông (con vua Lý Thần Tông), nhà vua vội sai đại thần đến làm lễ tế, tôn phong Từ Đạo Hạnh làm “Thượng Đẳng Tối Linh Thần”.Khi ấy thân xác của Từ Đạo Hạnh vẫn còn nguyên trong khám thờ, không bị hủy hoại và còn có hương thơm thoang thoảng. Từ đó đến nay, chùa Thầy luôn nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, thu hút nhiều người đến chiêm bái… (Bài viết có tham khảo tư liệu của TS Nguyễn Huy Bỉnh, Viện Văn học).Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
Nằm ở huyện Quốc Oai, cách trung tâm Hà Nội khoảng 20 km, chùa Thầy là một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng nhất Việt Nam. Lịch sử của ngôi chùa này gắn liền với truyền thuyết nhuốm màu huyền bí về một nhà sư nổi tiếng thời Lý là Từ Đạo Hạnh.
Tương truyền, vào đời vua Lý Nhân Tông, có ông Từ Vinh làm quan Đô án, thường lấy phép thuật trêu ghẹo mọi người. Quan Thành hầu tức mình, mượn pháp sư Đại Điên làm phép giết chết, vứt xác xuống sông Tô Lịch.
Con ông Từ Vinh là Từ Lộ đem lòng oán thù, mới vào tu chùa Phật Tích, mà dân gian còn gọi là chùa Thầy, lấy tên hiệu là Từ Đạo Hạnh, học thêm phép để báo thù cho cha.
Sau vài năm thì Từ Đạo Hạnh học được đủ phép. Ông phù phép vào gậy sắt, rồi thả xuống sông Yên Quyết, trôi ngược đến nhà Đại Điên. Đại Điên nghe nói có hiện tượng gậy sắt trôi ngược dòng kỳ lạ, ra xem thì bị cái gậy ấy bật lên đánh chết.
Tiếng đồn về chuyện Từ Đạo Hạnh tài phép báo thù cho cha vang khắp nước Nam bấy giờ, lan truyền cả vào cung đình. Vua cho mời ông vào cung để đàm đạo.
Bấy giờ, vua Lý Nhân Tông muốn có con nối ngôi, lập đàn cầu tự suốt ba năm liền. Người dân đồn rằng ở bãi biển Thanh Hoa có đứa bé lên ba tuổi rất tài giỏi, chuyện gì cũng biết. Vua ngỏ ý muốn đưa nó về làm con nuôi.
Từ Đạo Hạnh biết đứa bé đó là pháp sư Đại Điên hiện thân để trả thù mình nên nhờ chị gái mang bùa đến yểm, khiến đứa bé chết yểu. Nhà vua truy ra chuyện này, liền cho giam lỏng Từ Đạo Hạnh ở chùa Thầy. Ông bèn nghĩ kế đầu thai để thoát nạn.
Khi vợ vị quan Sùng Hiền - em của vua - trở dạ, Từ Đạo Hạnh vào hang đá chùa Thầy đập đầu để tự hóa kiếp cho mình. Ngày nay, sau hang vẫn còn vết bàn chân với vết đập đầu của ông.
Vợ Sùng Hiền sinh ra người con trai, chính là Từ Đạo Hạnh thác sinh, đặt tên là Dương Hoán. Khi lên ba tuổi, Dương Hoán được vua đem vào nuôi trong cung, dựng làm thái tử. Đến khi vua mất, Dương Hoán nối ngôi, miếu hiệu là Thần Tông.
Lý Thần Tông ở ngôi được mấy năm thời phải bệnh, mình mẩy mọc lông lá, tiếng kêu gầm như hổ. Các thầy phù thủy, thầy thuốc không có phép nào chữa khỏi. Nhà vua sống thêm được hai năm thì băng hà vào năm 1138, hưởng dương 23 tuổi.
Khi nhà vua mất, núi Sài Sơn – nơi chùa Thầy tọa lạc - tự nhiên có khí thiêng bốc lên, ai thấy cũng kinh hãi. Chuyện đến tai vua Lý Anh Tông (con vua Lý Thần Tông), nhà vua vội sai đại thần đến làm lễ tế, tôn phong Từ Đạo Hạnh làm “Thượng Đẳng Tối Linh Thần”.
Khi ấy thân xác của Từ Đạo Hạnh vẫn còn nguyên trong khám thờ, không bị hủy hoại và còn có hương thơm thoang thoảng. Từ đó đến nay, chùa Thầy luôn nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng, thu hút nhiều người đến chiêm bái… (Bài viết có tham khảo tư liệu của TS Nguyễn Huy Bỉnh, Viện Văn học).
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.