Võ Tắc Thiên được biết đến là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà lên ngôi vua năm 690 và tại vị trong 15 năm. Tuy nhiên, trước Võ Tắc Thiên có một phụ nữ đã tự xưng hoàng đế. Đó là Trần Thạc Chân.Trần Thạc Chân kém nổi tiếng hơn Võ Tắc Thiên vì không có sức ảnh hưởng lớn, không có những cuộc đấu đá, tranh quyền, thâu tóm quyền lực. Thay vào đó, Trần Thạc Chân là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một cuộc nổi dậy rồi tự xưng hoàng đế.Cụ thể, Trần Thạc Chân là người huyện Thuần An, thành phố Hàng Châu, tỉnh Giang Tô ngày nay. Bà tự nhận là "tiên nhân" và có sức ảnh hưởng trong tầng lớp nông dân.Tương truyền, Trần Thạc Chân vốn là một cô gái nông thôn nhưng khi còn trẻ đã góa chồng. Do hoàn cảnh hoàn khó khăn, cơ cực, bị quan lại áp bức nên bà đã đứng lên đấu tranh.Vào năm 653, một trận lũ lớn xảy ra. Trong lúc dân chúng lâm vào cảnh lầm than, nhiều quan lại dưới thời Đường Cao Tông chỉ lo tranh giành quyền lực, tham ô... Trong tình hình đó, Trần Thạc Chân đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, hô hào, chiêu mộ nông dân tham gia cùng mình.Để được nhiều người biết đến và tham gia khởi nghĩa, Trần Thạc Chân tung tin đồn bản thân là "Cửu thiên huyền nữ hạ phàm", đệ tử của Thái Bạch Tiên Quân, danh hiệu là Bích Thiên Thánh Mẫu.Vì muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn nên nhiều nông dân đã đi theo Trần Thạc Chân tham gia cuộc khởi nghĩa. Bà tự xưng là "Văn Giai hoàng đế", xây dựng chính quyền nông dân và phong cho Chương Thúc Dận làm thượng thư, Đồng Văn Bảo làm đại tướng quân... Lực lượng do Trần Thạc Chân lãnh đạo thực hiện các cuộc nổi dậy ở nhiều nơi.Đường Cao Tông sau khi biết tin vô cùng tức giận nên hạ lệnh cho trường sử Dương Châu là Phòng Nhân Dụ dẫn quân trấn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa do Trần Thạc Chân khởi xướng.Do quân nổi dậy thiếu kinh nghiệm chiến đấu và chỉ trang bị vũ khí thô sơ nên nhanh chóng bị lực lượng của Phòng Nhân Dụ đánh tan tác.Trần Thạc Chân qua đời trong cuộc đối đầu với quân đội nhà Đường. Dù cuộc khởi nghĩa do bà lãnh đạo thất bại nhưng câu chuyện về người phụ nữ tự xưng hoàng đế này được lưu truyền rộng rãi ở phía tây tỉnh Chiết Giang. Ảnh trong bài mang tính minh họa.Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.
Võ Tắc Thiên được biết đến là nữ hoàng đế đầu tiên và duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Bà lên ngôi vua năm 690 và tại vị trong 15 năm. Tuy nhiên, trước Võ Tắc Thiên có một phụ nữ đã tự xưng hoàng đế. Đó là Trần Thạc Chân.
Trần Thạc Chân kém nổi tiếng hơn Võ Tắc Thiên vì không có sức ảnh hưởng lớn, không có những cuộc đấu đá, tranh quyền, thâu tóm quyền lực. Thay vào đó, Trần Thạc Chân là người phụ nữ đầu tiên lãnh đạo một cuộc nổi dậy rồi tự xưng hoàng đế.
Cụ thể, Trần Thạc Chân là người huyện Thuần An, thành phố Hàng Châu, tỉnh Giang Tô ngày nay. Bà tự nhận là "tiên nhân" và có sức ảnh hưởng trong tầng lớp nông dân.
Tương truyền, Trần Thạc Chân vốn là một cô gái nông thôn nhưng khi còn trẻ đã góa chồng. Do hoàn cảnh hoàn khó khăn, cơ cực, bị quan lại áp bức nên bà đã đứng lên đấu tranh.
Vào năm 653, một trận lũ lớn xảy ra. Trong lúc dân chúng lâm vào cảnh lầm than, nhiều quan lại dưới thời Đường Cao Tông chỉ lo tranh giành quyền lực, tham ô... Trong tình hình đó, Trần Thạc Chân đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, hô hào, chiêu mộ nông dân tham gia cùng mình.
Để được nhiều người biết đến và tham gia khởi nghĩa, Trần Thạc Chân tung tin đồn bản thân là "Cửu thiên huyền nữ hạ phàm", đệ tử của Thái Bạch Tiên Quân, danh hiệu là Bích Thiên Thánh Mẫu.
Vì muốn có cuộc sống tốt đẹp hơn nên nhiều nông dân đã đi theo Trần Thạc Chân tham gia cuộc khởi nghĩa. Bà tự xưng là "Văn Giai hoàng đế", xây dựng chính quyền nông dân và phong cho Chương Thúc Dận làm thượng thư, Đồng Văn Bảo làm đại tướng quân... Lực lượng do Trần Thạc Chân lãnh đạo thực hiện các cuộc nổi dậy ở nhiều nơi.
Đường Cao Tông sau khi biết tin vô cùng tức giận nên hạ lệnh cho trường sử Dương Châu là Phòng Nhân Dụ dẫn quân trấn áp, dập tắt cuộc khởi nghĩa do Trần Thạc Chân khởi xướng.
Do quân nổi dậy thiếu kinh nghiệm chiến đấu và chỉ trang bị vũ khí thô sơ nên nhanh chóng bị lực lượng của Phòng Nhân Dụ đánh tan tác.
Trần Thạc Chân qua đời trong cuộc đối đầu với quân đội nhà Đường. Dù cuộc khởi nghĩa do bà lãnh đạo thất bại nhưng câu chuyện về người phụ nữ tự xưng hoàng đế này được lưu truyền rộng rãi ở phía tây tỉnh Chiết Giang. Ảnh trong bài mang tính minh họa.
Mời độc giả xem video: Mối tình kỳ lạ của Hoàng đế Trung Quốc với cung nữ hơn 17 tuổi.