Lúc sinh thời, Tào Tháo rất khao khát chiêu mộ nhân tài, ngay cả khi họ từng là kẻ thù. Tuy nhiên, có một thiếu niên kỳ tài 17 tuổi thời Tam Quốc khiến Ngụy Vương Tào Tháo e sợ tới mức phải "nhắm mắt" xuống tay, nhằm bảo vệ tương lai cho Tào Phi."Kỳ nhân" 17 tuổi đó chính là Chu Bất Nghi. Chu Bất Nghi là cháu của quan Biệt giá Lưu Tiên dưới trướng nhà quân phiệt Lưu Biểu trấn giữ Kinh Châu. Năm 208, Lưu Biểu mắc bệnh qua đời, Tào Tháo sau khi chiếm Kinh Châu liền thu nạp Lưu Tiên và Chu Bất Nghi.Sử sách Trung Quốc không ghi chép nhiều về Chu Bất Nghi, một phần vì ông cũng không có nhiều đóng góp cho đến khi bị sát hại năm 17 tuổi.Sinh trưởng trong một gia đình danh giá, thiếu niên họ Chu từ sớm đã bộc lộ tài trí hơn người. Sau này, ông được người cậu Lưu Tiên gửi gắm cho danh sĩ Lưu Ba - bậc kỳ tài mà ngay tới Gia Cát Lượng còn phải thú nhận ''tự thẹn không bằng''.Nhờ tài năng cùng xuất thân của mình, danh tiếng của Chu Bất Nghi đã nhanh chóng tới tai vị quân chủ họ Tào.Khi Tào Tháo bế tắc trong việc tấn công Liễu Thành năm 206, Chu Bất Nghi (14 tuổi), hiến lên 10 kế, ngay lập tức giúp Tào Ngụy vượt trở ngại. Vị thế của Chu Bất Nghi từ đó ngày càng được củng cố.Cuộc đời Chu Bất Nghi rẽ sang hướng khác khi Tào Xung lâm trọng bệnh, qua đời khi mới 12 tuổi vào năm 208. Cái chết của Tào Xung là điều khiến Tào Tháo hết sức đau lòng. Bởi ông đã ngầm chọn Tào Xung là người tiếp nối cơ nghiệp.Người con tài giỏi nay đã mất, Chu Bất Nghi vốn "không thua Tào Xung", nhưng bậc kỳ tài ấy lại nhất quyết chẳng chịu kết thân với Tào Tháo. Chính điều này đã định sẵn kết cục của bậc hiền tài họ Chu.Khi Tào Tháo quyết định lên kế hoạch trừ khử Chu Bất Nghi, Tào Phi biết tin vội ngăn cản phụ vương. Bấy giờ, ông chỉ nói: "Kẻ này vốn không phải người mà con có thể khống chế".Năm 209, Tào Tháo phái thích khách ám sát Chu Bất Nghi, đánh dấu chấm hết cho nhân tài yểu mệnh thời Tam quốc .Lý do Tào Tháo phải bí mật ra lệnh sát hại Chu Bất Nghi là bởi kỳ nhân 17 tuổi chưa hề làm quan mà danh tiếng vang dội, khiến Tào Tháo không có lý do để “đường đường chính chính” triệt hạ.Ngẫm lại, ngay cả nhân tài “bất kham” như Tư Mã Ý vẫn được Tào Tháo lưu lại một con đường sống, nhưng Chu Bất Nghi lại chỉ có kết cục bị giết. Nếu bậc kỳ tài như vậy còn sống trên đời, Tào Tháo e rằng ngay cả ngủ cũng không yên.>>>Xem thêm video: Phát minh thay đổi thế giới của phương Tây ra đời ở Trung Quốc?
Lúc sinh thời, Tào Tháo rất khao khát chiêu mộ nhân tài, ngay cả khi họ từng là kẻ thù. Tuy nhiên, có một thiếu niên kỳ tài 17 tuổi thời Tam Quốc khiến Ngụy Vương Tào Tháo e sợ tới mức phải "nhắm mắt" xuống tay, nhằm bảo vệ tương lai cho Tào Phi.
"Kỳ nhân" 17 tuổi đó chính là Chu Bất Nghi. Chu Bất Nghi là cháu của quan Biệt giá Lưu Tiên dưới trướng nhà quân phiệt Lưu Biểu trấn giữ Kinh Châu. Năm 208, Lưu Biểu mắc bệnh qua đời, Tào Tháo sau khi chiếm Kinh Châu liền thu nạp Lưu Tiên và Chu Bất Nghi.
Sử sách Trung Quốc không ghi chép nhiều về Chu Bất Nghi, một phần vì ông cũng không có nhiều đóng góp cho đến khi bị sát hại năm 17 tuổi.
Sinh trưởng trong một gia đình danh giá, thiếu niên họ Chu từ sớm đã bộc lộ tài trí hơn người. Sau này, ông được người cậu Lưu Tiên gửi gắm cho danh sĩ Lưu Ba - bậc kỳ tài mà ngay tới Gia Cát Lượng còn phải thú nhận ''tự thẹn không bằng''.
Nhờ tài năng cùng xuất thân của mình, danh tiếng của Chu Bất Nghi đã nhanh chóng tới tai vị quân chủ họ Tào.
Khi Tào Tháo bế tắc trong việc tấn công Liễu Thành năm 206, Chu Bất Nghi (14 tuổi), hiến lên 10 kế, ngay lập tức giúp Tào Ngụy vượt trở ngại. Vị thế của Chu Bất Nghi từ đó ngày càng được củng cố.
Cuộc đời Chu Bất Nghi rẽ sang hướng khác khi Tào Xung lâm trọng bệnh, qua đời khi mới 12 tuổi vào năm 208. Cái chết của Tào Xung là điều khiến Tào Tháo hết sức đau lòng. Bởi ông đã ngầm chọn Tào Xung là người tiếp nối cơ nghiệp.
Người con tài giỏi nay đã mất, Chu Bất Nghi vốn "không thua Tào Xung", nhưng bậc kỳ tài ấy lại nhất quyết chẳng chịu kết thân với Tào Tháo. Chính điều này đã định sẵn kết cục của bậc hiền tài họ Chu.
Khi Tào Tháo quyết định lên kế hoạch trừ khử Chu Bất Nghi, Tào Phi biết tin vội ngăn cản phụ vương. Bấy giờ, ông chỉ nói: "Kẻ này vốn không phải người mà con có thể khống chế".
Năm 209, Tào Tháo phái thích khách ám sát Chu Bất Nghi, đánh dấu chấm hết cho nhân tài yểu mệnh thời Tam quốc .
Lý do Tào Tháo phải bí mật ra lệnh sát hại Chu Bất Nghi là bởi kỳ nhân 17 tuổi chưa hề làm quan mà danh tiếng vang dội, khiến Tào Tháo không có lý do để “đường đường chính chính” triệt hạ.
Ngẫm lại, ngay cả nhân tài “bất kham” như Tư Mã Ý vẫn được Tào Tháo lưu lại một con đường sống, nhưng Chu Bất Nghi lại chỉ có kết cục bị giết. Nếu bậc kỳ tài như vậy còn sống trên đời, Tào Tháo e rằng ngay cả ngủ cũng không yên.