Cuối thập niên 1580, Tây Ban Nha là một cường quốc hải quân hùng mạnh bậc nhất châu Âu. Do các hoạt động thù địch và sự cạnh tranh thương mại của Anh, vua Philip II của Tây Ban Nha đã lên kế hoạch chinh phục đảo quốc này.Giáo hoàng Sixtus V đã ban phước lành cho chiến dịch được gọi là “Kế hoạch Nước Anh” (The Enterprise of England) với hi vọng sẽ đưa hòn đảo Tin Lành - bị coi là ngoại giáo - trở về dưới sự cai quản của Giáo hội Rome.Một hạm đội xâm lược khổng lồ của Tây Ban Nha được hoàn thành vào năm 1587, mang tên là hạm đội Tây Ban Nha hay Armada. Người ta cũng gọi nó là hạm đội Bất khả chiến bại do tầm vóc vô tiền khoáng hậu của mình.Nhưng cuộc đột kích táo bạo của hải quân Anh do Sir Francis Drake tiến hành nhắm vào nguồn cung vật tư của hạm đội Tây Ban Nha tại cảng Cadiz đã trì hoãn chiến dịch hạm đội Armada cho đến tháng 5/1588.Ngày 19/5, hạm đội Bất khả chiến bại khởi hành từ Lisbon để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát khu vực Eo biển Manche và đưa quân Tây Ban Nha đến đảo Anh từ Flanders.Hạm đội này nằm dưới sự chỉ huy của Công tước Medina-Sidonia, bao gồm 130 con tàu, chở theo 2.500 khẩu súng, 8.000 thủy thủ, và gần 20.000 binh sĩ.Tàu của Tây Ban Nha chậm hơn và vũ trang ít hơn so với tàu Anh, nhưng họ đã lên kế hoạch đánh trực tiếp trên tàu nếu người Anh giao chiến, và sức mạnh vượt trội của bộ binh Tây Ban Nha chắc chắn sẽ thắng thế.Nhưng bão đã chặn đường hạm đội và tạm thời buộc họ trở về Tây Ban Nha. Hạm đội Armada đã không đến được bờ biển phía Nam nước Anh mãi cho đến ngày 19/7. Vào thời điểm đó, người Anh đã sẵn sàng.Ngày 21/7, Hải quân Anh bắt đầu bắn phá vào đoàn tàu Tây Ban Nha dài 7 dặm từ khoảng cách an toàn, tận dụng toàn bộ những khẩu súng tầm xa của họ.Hạm đội Armada vẫn tiếp tục tiến lên trong vài ngày kế tiếp, nhưng lực lượng của họ đã mỏng đi khá nhiều. Ngày 27/7, Armada neo lại Calais, Pháp. Nhiệm vụ kiểm soát eo biển Manche vẫn nằm ngoài tầm với.Nửa đêm ngày 29/7, người Anh cho tám chiếc tàu bốc cháy tiến vào khu cảng đông đúc ở Calais. Trong lúc hoảng sợ, những con tàu của Tây Ban Nha buộc phải nhổ neo và đi ra biển để tránh bắt lửa.Hạm đội "Bất khả chiến bại" trở nên hoàn toàn hỗn loạn, đã bị người Anh tấn công ngoài Gravelines vào lúc bình minh. Đại bác của Anh phát huy ưu thế, khiến hạm đội Armada thiệt hại nặng nề buộc phải chạy tới Scotland.Trên hành trình trở về Tây Ban Nha sau đó, hạm đội Armada tiếp tục hứng thêm tổn thất khi bị bão tàn phá và thiếu nguồn tiếp tế. Khi về đến nơi vào tháng 10, một nửa số tàu ban đầu của hạm đội đã bị mất và khoảng 15.000 người đã thiệt mạng.Chiến thắng quyết định trước hạm đội "Bất khả chiến bại" Armada khiến nước Anh trở thành một cường quốc hải quân tầm cỡ thế giới. Và họ sẽ duy trì tư thế này trong nhiều thế kỷ sau đó.Về mặt quân sự, đây là lần đầu tiên vũ khí tầm xa phát tuy tối đa sức mạnh, quyết định cục diện một cuộc chiến tranh hải quân, kết thúc kỷ nguyên của những trận chiến trên boong tàu.Mời quý độc giả xem video: Bãi biển bỏng ngô chỉ có ở Tây Ban Nha / VTV Travel.
Cuối thập niên 1580, Tây Ban Nha là một cường quốc hải quân hùng mạnh bậc nhất châu Âu. Do các hoạt động thù địch và sự cạnh tranh thương mại của Anh, vua Philip II của Tây Ban Nha đã lên kế hoạch chinh phục đảo quốc này.
Giáo hoàng Sixtus V đã ban phước lành cho chiến dịch được gọi là “Kế hoạch Nước Anh” (The Enterprise of England) với hi vọng sẽ đưa hòn đảo Tin Lành - bị coi là ngoại giáo - trở về dưới sự cai quản của Giáo hội Rome.
Một hạm đội xâm lược khổng lồ của Tây Ban Nha được hoàn thành vào năm 1587, mang tên là hạm đội Tây Ban Nha hay Armada. Người ta cũng gọi nó là hạm đội Bất khả chiến bại do tầm vóc vô tiền khoáng hậu của mình.
Nhưng cuộc đột kích táo bạo của hải quân Anh do Sir Francis Drake tiến hành nhắm vào nguồn cung vật tư của hạm đội Tây Ban Nha tại cảng Cadiz đã trì hoãn chiến dịch hạm đội Armada cho đến tháng 5/1588.
Ngày 19/5, hạm đội Bất khả chiến bại khởi hành từ Lisbon để thực hiện nhiệm vụ kiểm soát khu vực Eo biển Manche và đưa quân Tây Ban Nha đến đảo Anh từ Flanders.
Hạm đội này nằm dưới sự chỉ huy của Công tước Medina-Sidonia, bao gồm 130 con tàu, chở theo 2.500 khẩu súng, 8.000 thủy thủ, và gần 20.000 binh sĩ.
Tàu của Tây Ban Nha chậm hơn và vũ trang ít hơn so với tàu Anh, nhưng họ đã lên kế hoạch đánh trực tiếp trên tàu nếu người Anh giao chiến, và sức mạnh vượt trội của bộ binh Tây Ban Nha chắc chắn sẽ thắng thế.
Nhưng bão đã chặn đường hạm đội và tạm thời buộc họ trở về Tây Ban Nha. Hạm đội Armada đã không đến được bờ biển phía Nam nước Anh mãi cho đến ngày 19/7. Vào thời điểm đó, người Anh đã sẵn sàng.
Ngày 21/7, Hải quân Anh bắt đầu bắn phá vào đoàn tàu Tây Ban Nha dài 7 dặm từ khoảng cách an toàn, tận dụng toàn bộ những khẩu súng tầm xa của họ.
Hạm đội Armada vẫn tiếp tục tiến lên trong vài ngày kế tiếp, nhưng lực lượng của họ đã mỏng đi khá nhiều. Ngày 27/7, Armada neo lại Calais, Pháp. Nhiệm vụ kiểm soát eo biển Manche vẫn nằm ngoài tầm với.
Nửa đêm ngày 29/7, người Anh cho tám chiếc tàu bốc cháy tiến vào khu cảng đông đúc ở Calais. Trong lúc hoảng sợ, những con tàu của Tây Ban Nha buộc phải nhổ neo và đi ra biển để tránh bắt lửa.
Hạm đội "Bất khả chiến bại" trở nên hoàn toàn hỗn loạn, đã bị người Anh tấn công ngoài Gravelines vào lúc bình minh. Đại bác của Anh phát huy ưu thế, khiến hạm đội Armada thiệt hại nặng nề buộc phải chạy tới Scotland.
Trên hành trình trở về Tây Ban Nha sau đó, hạm đội Armada tiếp tục hứng thêm tổn thất khi bị bão tàn phá và thiếu nguồn tiếp tế. Khi về đến nơi vào tháng 10, một nửa số tàu ban đầu của hạm đội đã bị mất và khoảng 15.000 người đã thiệt mạng.
Chiến thắng quyết định trước hạm đội "Bất khả chiến bại" Armada khiến nước Anh trở thành một cường quốc hải quân tầm cỡ thế giới. Và họ sẽ duy trì tư thế này trong nhiều thế kỷ sau đó.
Về mặt quân sự, đây là lần đầu tiên vũ khí tầm xa phát tuy tối đa sức mạnh, quyết định cục diện một cuộc chiến tranh hải quân, kết thúc kỷ nguyên của những trận chiến trên boong tàu.
Mời quý độc giả xem video: Bãi biển bỏng ngô chỉ có ở Tây Ban Nha / VTV Travel.