Mạng lưới người nước ngoài toàn cầu InterNations đã khảo sát hơn 20.000 người để chình chọn, xếp hạng các thành phố tốt nhất thế giới để sống, làm việc và kết bạn vào năm 2020. Ảnh: Ilolab.Kết quả khảo sát đã chọn ra top 30 thành phố tốt nhất thế giới để chuyển đến ở năm 2020. Trong đó, TP.HCM xếp hạng 3 với lý do hầu hết người nước ngoài đưa ra là chi phí sinh hoạt tại thành phố tương đối thấp và họ dễ dàng để tìm nhà. Tuy nhiên, một số người phàn nàn về đường phố bẩn và quản lý môi trường tệ. Ảnh: Monsimi.Đứng đầu bảng xếp hạng là thành phố Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) nổi tiếng với chi phí sinh hoạt tương đối thấp và ẩm thực phong phú. Những người nước ngoài tham gia khảo sát cũng khen ngợi sự thân thiện của người dân địa phương, chi phí sinh hoạt, chất lượng chăm sóc sức khỏe, an toàn và triển vọng nghề nghiệp tại Đài Bắc. Bất tiện về cuộc sống ở thành phố mà họ đưa ra là việc gặp khó khăn khi học ngôn ngữ địa phương (tiếng Trung Quốc). Ảnh: Weniliou.Vị trí thứ 2 thuộc về thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia). Thành phố có ẩm thực đa dạng, văn hóa địa phương độc đáo và người nước ngoài dễ dàng giao tiếp chỉ bằng tiếng Anh, chi phí sinh hoạt rẻ và dễ dàng đi du lịch khắp châu Á từ Malaysia. Mặc dù vậy, theo InterNations, những người được khảo sát nói rằng triển vọng công việc cho người nước ngoài ở đây khá khó khăn. Chính phủ Malaysia đặt ra các hạn chế về việc làm đối với công dân nước ngoài để bảo vệ lực lượng lao động nội địa. Ảnh: Bazuki Muhammad.Xếp hạng 4, ngay sau TP.HCM là thành phố châu Á nổi tiếng - Singapore. Nơi đây có nền kinh tế bùng nổ, đồ ăn thức uống nổi danh với nhà hàng được gắn sao Michelin rẻ nhất thế giới hay các quán bar tốt nhất thế giới. Người nước ngoài nói rằng họ cảm thấy an toàn khi ở thành phố và hài lòng với sự ổn định chính trị của Singapore. Tuy nhiên, chi phí di chuyển đắt đỏ và việc vật lộn để cân bằng cuộc sống - công việc là vấn đề người nước ngoài sống tại đảo quốc sư tử phải đối mặt. Ảnh: Ranan Rahman.Với xếp hạng cao về cuộc sống công việc, chi phí sinh hoạt và khả năng chi trả nhà ở, Montreal (Canada) đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách của InterNations. Điểm trừ của thành phố Bắc Mỹ này là khí hậu và thời tiết địa phương. Gần một nửa số người được hỏi không hài lòng, nhất là mùa đông quá dài và lạnh tại đây. Ảnh: Alph Trần.Một số thành phố châu Á khác cũng có mặt trong top 30 thành phố đáng sống nhất cho người nước ngoài năm 2020 có thể kể đến như Tokyo (Nhật Bản) ở vị trí 26, Bangkok (Thái Lan) xếp thứ 20, Doha (Qatar) và Abu Dhabi (UAE) lần lượt đứng hạng 12 và 15. Ảnh: ESB Professional , Noina, LizCoughlan, Dutourdumonde.
Mạng lưới người nước ngoài toàn cầu InterNations đã khảo sát hơn 20.000 người để chình chọn, xếp hạng các thành phố tốt nhất thế giới để sống, làm việc và kết bạn vào năm 2020. Ảnh: Ilolab.
Kết quả khảo sát đã chọn ra top 30 thành phố tốt nhất thế giới để chuyển đến ở năm 2020. Trong đó, TP.HCM xếp hạng 3 với lý do hầu hết người nước ngoài đưa ra là chi phí sinh hoạt tại thành phố tương đối thấp và họ dễ dàng để tìm nhà. Tuy nhiên, một số người phàn nàn về đường phố bẩn và quản lý môi trường tệ. Ảnh: Monsimi.
Đứng đầu bảng xếp hạng là thành phố Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) nổi tiếng với chi phí sinh hoạt tương đối thấp và ẩm thực phong phú. Những người nước ngoài tham gia khảo sát cũng khen ngợi sự thân thiện của người dân địa phương, chi phí sinh hoạt, chất lượng chăm sóc sức khỏe, an toàn và triển vọng nghề nghiệp tại Đài Bắc. Bất tiện về cuộc sống ở thành phố mà họ đưa ra là việc gặp khó khăn khi học ngôn ngữ địa phương (tiếng Trung Quốc). Ảnh: Weniliou.
Vị trí thứ 2 thuộc về thủ đô Kuala Lumpur (Malaysia). Thành phố có ẩm thực đa dạng, văn hóa địa phương độc đáo và người nước ngoài dễ dàng giao tiếp chỉ bằng tiếng Anh, chi phí sinh hoạt rẻ và dễ dàng đi du lịch khắp châu Á từ Malaysia. Mặc dù vậy, theo InterNations, những người được khảo sát nói rằng triển vọng công việc cho người nước ngoài ở đây khá khó khăn. Chính phủ Malaysia đặt ra các hạn chế về việc làm đối với công dân nước ngoài để bảo vệ lực lượng lao động nội địa. Ảnh: Bazuki Muhammad.
Xếp hạng 4, ngay sau TP.HCM là thành phố châu Á nổi tiếng - Singapore. Nơi đây có nền kinh tế bùng nổ, đồ ăn thức uống nổi danh với nhà hàng được gắn sao Michelin rẻ nhất thế giới hay các quán bar tốt nhất thế giới. Người nước ngoài nói rằng họ cảm thấy an toàn khi ở thành phố và hài lòng với sự ổn định chính trị của Singapore. Tuy nhiên, chi phí di chuyển đắt đỏ và việc vật lộn để cân bằng cuộc sống - công việc là vấn đề người nước ngoài sống tại đảo quốc sư tử phải đối mặt. Ảnh: Ranan Rahman.
Với xếp hạng cao về cuộc sống công việc, chi phí sinh hoạt và khả năng chi trả nhà ở, Montreal (Canada) đứng ở vị trí thứ 5 trong danh sách của InterNations. Điểm trừ của thành phố Bắc Mỹ này là khí hậu và thời tiết địa phương. Gần một nửa số người được hỏi không hài lòng, nhất là mùa đông quá dài và lạnh tại đây. Ảnh: Alph Trần.
Một số thành phố châu Á khác cũng có mặt trong top 30 thành phố đáng sống nhất cho người nước ngoài năm 2020 có thể kể đến như Tokyo (Nhật Bản) ở vị trí 26, Bangkok (Thái Lan) xếp thứ 20, Doha (Qatar) và Abu Dhabi (UAE) lần lượt đứng hạng 12 và 15. Ảnh: ESB Professional , Noina, LizCoughlan, Dutourdumonde.