Thành phố Venice, Italy có phong tục đón Tết Dương lịch khá thú vị là: vào đêm giao thừa, hàng chục ngàn người tham gia sự kiện dành cho các đôi lứa không phân biệt tuổi tác hôn nhau ở quảng trường St Mark. Vì vậy, những người tham gia sự kiện hôn tập thể này sẽ tụ tập trước quảng trường St Mark từ lúc 10h đêm ngày 31/12 để chuẩn bị sẵn sàng khi chuông đồng hồ trên giáo đường điểm 12h đêm - thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là hôn nhau. Sự kiện lãng mạn này được tổ chức lần đầu vào năm 2008.Tại Rumania, vào dịp Tết dương lịch, những người nông dân cố gắng lắng nghe tiếng động vật của họ nói chuyện trong một nghi lễ. Nếu thành công thì điều đó có ý nghĩa không chỉ là họ đã thành công trong việc giao tiếp với chúng mà còn mang lại may mắn cho năm mới.Trồng cây dưới nước là phong tục đón Tết Dương lịch độc đáo và thú vị ở Siberia. Theo đó, người ta sẽ đục một cái lỗ trên lớp băng bao phủ hồ Baikal, lặn xuống đáy hồ và mang theo cây thông Noel. Tuy nhiên, chỉ những thợ lặn chuyên nghiệp mới làm việc này để phòng tránh những tai nạn không may xảy ra.Tại Nam Phi, người dân có truyền thống ném các món đồ cũ qua cửa sổ để đón năm mới.Thị trấn Talca, Chile có một phong tục đón năm mới vô cùng độc đáo và đầy ý nghĩa. Cụ thể, những cánh cổng của tất cả các nghĩa trang đều được mở vào đúng 23 giờ ngày 31/12 hàng năm. Các gia đình sẽ đến thắp nến bên ngôi mộ những người thân đã mất và cùng họ đón năm mới trong tiếng đàn hát. Hành động này được coi là một sự tưởng nhớ tới người thân đã khuất.Vào đêm Giáng sinh, người dân Ireland dùng bánh mì đập vào tường và cửa ra vào của ngôi nhà. Họ tin rằng hành động này sẽ mang đến may mắn và xua đi những điều rủi, xui xẻo trong năm mới. Đến đêm giao thừa, những cô gái độc thân ở Ireland sẽ đi ngủ với một cây tầm gửi đặt ở dưới gối vì họ quan niệm nó sẽ gặp nhiều may mắn trong tình yêu trong năm mới.Tại Estonia, người dân sẽ cố gắng ăn 7 lần trong ngày đầu năm mới với quan niệm năm tới sẽ có thức ăn dồi dào. Nếu một nam giới ăn 7 lần trong ngày đầu tiên của năm mới thì sẽ có sức mạnh của 7 người đàn ông vào năm tới.Tại ngôi làng Santo Tomas ở Peru, để chuẩn bị tiễn năm cũ đi, đón chào năm mới đến, người dân tổ chức một sự kiện kỳ lạ Lễ hội đánh nhau có tên Takanakuy vào cuối tháng 12. Đây là dịp để những người hàng xóm giải tỏa bức xúc về nhau mà họ phải kìm nén trong suốt năm qua.Vào đêm giao thừa, người dân Phần Lan sẽ đem nấu chảy một miếng thiếc nhỏ rồi sau đó bỏ vào một thùng nước. Hình khối mà miếng thiếc đó tạo nên sau khi cho vào nước được cho là sẽ tiết lộ về tương lai của người làm điều trên. Nếu như có hình trái tim thì nó sẽ tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc. Nếu nó có hình con tàu thì có nghĩa họ sẽ được đi du lịch tới nhiều nơi trong năm mới. Còn nếu là hình con vật thì là biểu tượng của sự may mắn, no đủ.Tại Bỉ, vào sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới, người nông dân sẽ đến bên các vật nuôi như bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo... và nói với chúng giống như nói với những người bạn rằng: "Chúc mừng năm mới. Chúc vui vẻ".
Thành phố Venice, Italy có phong tục đón Tết Dương lịch khá thú vị là: vào đêm giao thừa, hàng chục ngàn người tham gia sự kiện dành cho các đôi lứa không phân biệt tuổi tác hôn nhau ở quảng trường St Mark. Vì vậy, những người tham gia sự kiện hôn tập thể này sẽ tụ tập trước quảng trường St Mark từ lúc 10h đêm ngày 31/12 để chuẩn bị sẵn sàng khi chuông đồng hồ trên giáo đường điểm 12h đêm - thời khắc chuyển giao năm cũ sang năm mới là hôn nhau. Sự kiện lãng mạn này được tổ chức lần đầu vào năm 2008.
Tại Rumania, vào dịp Tết dương lịch, những người nông dân cố gắng lắng nghe tiếng động vật của họ nói chuyện trong một nghi lễ. Nếu thành công thì điều đó có ý nghĩa không chỉ là họ đã thành công trong việc giao tiếp với chúng mà còn mang lại may mắn cho năm mới.
Trồng cây dưới nước là phong tục đón Tết Dương lịch độc đáo và thú vị ở Siberia. Theo đó, người ta sẽ đục một cái lỗ trên lớp băng bao phủ hồ Baikal, lặn xuống đáy hồ và mang theo cây thông Noel. Tuy nhiên, chỉ những thợ lặn chuyên nghiệp mới làm việc này để phòng tránh những tai nạn không may xảy ra.
Tại Nam Phi, người dân có truyền thống ném các món đồ cũ qua cửa sổ để đón năm mới.
Thị trấn Talca, Chile có một phong tục đón năm mới vô cùng độc đáo và đầy ý nghĩa. Cụ thể, những cánh cổng của tất cả các nghĩa trang đều được mở vào đúng 23 giờ ngày 31/12 hàng năm. Các gia đình sẽ đến thắp nến bên ngôi mộ những người thân đã mất và cùng họ đón năm mới trong tiếng đàn hát. Hành động này được coi là một sự tưởng nhớ tới người thân đã khuất.
Vào đêm Giáng sinh, người dân Ireland dùng bánh mì đập vào tường và cửa ra vào của ngôi nhà. Họ tin rằng hành động này sẽ mang đến may mắn và xua đi những điều rủi, xui xẻo trong năm mới. Đến đêm giao thừa, những cô gái độc thân ở Ireland sẽ đi ngủ với một cây tầm gửi đặt ở dưới gối vì họ quan niệm nó sẽ gặp nhiều may mắn trong tình yêu trong năm mới.
Tại Estonia, người dân sẽ cố gắng ăn 7 lần trong ngày đầu năm mới với quan niệm năm tới sẽ có thức ăn dồi dào. Nếu một nam giới ăn 7 lần trong ngày đầu tiên của năm mới thì sẽ có sức mạnh của 7 người đàn ông vào năm tới.
Tại ngôi làng Santo Tomas ở Peru, để chuẩn bị tiễn năm cũ đi, đón chào năm mới đến, người dân tổ chức một sự kiện kỳ lạ Lễ hội đánh nhau có tên Takanakuy vào cuối tháng 12. Đây là dịp để những người hàng xóm giải tỏa bức xúc về nhau mà họ phải kìm nén trong suốt năm qua.
Vào đêm giao thừa, người dân Phần Lan sẽ đem nấu chảy một miếng thiếc nhỏ rồi sau đó bỏ vào một thùng nước. Hình khối mà miếng thiếc đó tạo nên sau khi cho vào nước được cho là sẽ tiết lộ về tương lai của người làm điều trên. Nếu như có hình trái tim thì nó sẽ tượng trưng cho tình yêu, hạnh phúc. Nếu nó có hình con tàu thì có nghĩa họ sẽ được đi du lịch tới nhiều nơi trong năm mới. Còn nếu là hình con vật thì là biểu tượng của sự may mắn, no đủ.
Tại Bỉ, vào sáng sớm ngày đầu tiên của năm mới, người nông dân sẽ đến bên các vật nuôi như bò, ngựa, dê, cừu, chó, mèo... và nói với chúng giống như nói với những người bạn rằng: "Chúc mừng năm mới. Chúc vui vẻ".