Địa danh tình yêu đầu tiên phải nhắc đến của Đà Lạt chính là Thung lũng Tình Yêu. Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5 km về phía Bắc, đây là một trong những thắng cảnh đẹp nhất thành phố.Thung lũng này nằm ở nơi đập Đa Thiện quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên rất trữ tình, khoáng đạt.Vào những năm 30, toàn quyền Đông Dương và các cặp tình nhân người Pháp thường chọn khung cảnh này cho những buổi hẹn hò, rồi đặt tên là Vallée d'Amour (Thung lũng tình yêu).Đến thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là Thung lũng Hòa Bình, năm 1953, ông Nguyễn Vỹ - Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt lúc bấy giờ - đã đề xuất đổi tên thành Thung lũng Tình Yêu. Cái tên này đã được duy trì cho đến nay.Nằm gần Thung lũng Tình Yêu, thuộc địa phận phường 8 của TP Đà Lạt, Đồi Mộng Mơ được ví như một Đà Lạt thu nhỏ ngập tràn sắc hoa rực rỡ, là sự pha trộn hài hòa giữa những tuyệt tác thiên nhiên và công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn tinh hoa dân tộc Việt.Một nét độc đáo của Đồi Mộng Mơ là sự hiện diện của cây Tình Yêu, nơi rất nhiều người trẻ đến treo những dải lụa đỏ để cầu xin sự viên mãn về đường tình duyên.Nguồn gốc ra đời cây Tình Yêu ở Đà Lạt là một điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Theo đó, cây Tình Yêu thực chất là hai gốc cây khác loài sống bám vào nhau, gồm một cây đa lá mít và một cây đa da trơn. Cả hai đều là cây sinh trưởng tự nhiên trên đồi Mộng Mơ.Từ việc "quyện vào nhau để sống", hai gốc cây này đã con người được gán cho ý nghĩa mới, đó là sự gắn bó không thể tách rời trong tình yêu.Nằm bên hồ Than Thở, đồi thông Hai mộ là một địa danh tình yêu nổi tiếng khác của Đà Lạt. Tên gọi địa danh này gắn liền với một ngôi mộ đôi nằm ở dưới chân đồi. Ngôi mộ gắn với câu chuyện tình éo le cách đây gần 60 năm giữa chàng trai tên Vũ Minh Tâm và cô gái tên Lê Thị Thảo.Theo đó, Tâm và Thảo yêu nhau tha thiết, hẹn hò nhau ở đồi thông bên hồ Sương Mai và thề non hẹn biển. Tâm xin cha mẹ cho cưới Thảo nhưng bị gia đình phản đối kịch liệt vì nhà gái không "môn đăng hộ đối" và bắt anh cưới người con gái xa lạ. Tâm đã xin đi lính để quên đi nỗi tuyệt vọng...Thế rồi Thảo nhận được tin Tâm đã tử trận. Đau đớn khôn cùng, cô tìm đến khu đồi thông nơi hai người từng hò hẹn và tự vẫn vào ngày 15/3/1956. Thuận theo nguyện vọng của Thảo, gia đình đã chôn cô ngay dưới khu đồi thông.Nhưng sự thật là Tâm không chết vì người ta đã nhầm lẫn khi báo tử. Trở về Đà Lạt, Tâm tìm đến mộ Thảo vật vã khóc than, rồi sau đó cũng tự tử với bức thư tuyệt mệnh nêu mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ Thảo. Và chàng trai đã được toại nguyện. Cũng từ đó, hồ Sương Mai bên đồi thông đổi tên thành hồ Than Thở...
Địa danh tình yêu đầu tiên phải nhắc đến của Đà Lạt chính là Thung lũng Tình Yêu. Cách trung tâm Đà Lạt khoảng 5 km về phía Bắc, đây là một trong những thắng cảnh đẹp nhất thành phố.
Thung lũng này nằm ở nơi đập Đa Thiện quy tụ những dòng suối nhỏ chảy từ đồi núi cao, thành hồ Đa Thiện trong vắt uốn quanh thung lũng rợp bóng thông xanh, tạo nên một khung cảnh thiên nhiên rất trữ tình, khoáng đạt.
Vào những năm 30, toàn quyền Đông Dương và các cặp tình nhân người Pháp thường chọn khung cảnh này cho những buổi hẹn hò, rồi đặt tên là Vallée d'Amour (Thung lũng tình yêu).
Đến thời vua Bảo Đại, vùng này được gọi là Thung lũng Hòa Bình, năm 1953, ông Nguyễn Vỹ - Chủ tịch Hội đồng thị xã Đà Lạt lúc bấy giờ - đã đề xuất đổi tên thành Thung lũng Tình Yêu. Cái tên này đã được duy trì cho đến nay.
Nằm gần Thung lũng Tình Yêu, thuộc địa phận phường 8 của TP Đà Lạt, Đồi Mộng Mơ được ví như một Đà Lạt thu nhỏ ngập tràn sắc hoa rực rỡ, là sự pha trộn hài hòa giữa những tuyệt tác thiên nhiên và công trình kiến trúc mang đậm dấu ấn tinh hoa dân tộc Việt.
Một nét độc đáo của Đồi Mộng Mơ là sự hiện diện của cây Tình Yêu, nơi rất nhiều người trẻ đến treo những dải lụa đỏ để cầu xin sự viên mãn về đường tình duyên.
Nguồn gốc ra đời cây Tình Yêu ở Đà Lạt là một điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Theo đó, cây Tình Yêu thực chất là hai gốc cây khác loài sống bám vào nhau, gồm một cây đa lá mít và một cây đa da trơn. Cả hai đều là cây sinh trưởng tự nhiên trên đồi Mộng Mơ.
Từ việc "quyện vào nhau để sống", hai gốc cây này đã con người được gán cho ý nghĩa mới, đó là sự gắn bó không thể tách rời trong tình yêu.
Nằm bên hồ Than Thở, đồi thông Hai mộ là một địa danh tình yêu nổi tiếng khác của Đà Lạt. Tên gọi địa danh này gắn liền với một ngôi mộ đôi nằm ở dưới chân đồi. Ngôi mộ gắn với câu chuyện tình éo le cách đây gần 60 năm giữa chàng trai tên Vũ Minh Tâm và cô gái tên Lê Thị Thảo.
Theo đó, Tâm và Thảo yêu nhau tha thiết, hẹn hò nhau ở đồi thông bên hồ Sương Mai và thề non hẹn biển. Tâm xin cha mẹ cho cưới Thảo nhưng bị gia đình phản đối kịch liệt vì nhà gái không "môn đăng hộ đối" và bắt anh cưới người con gái xa lạ. Tâm đã xin đi lính để quên đi nỗi tuyệt vọng...
Thế rồi Thảo nhận được tin Tâm đã tử trận. Đau đớn khôn cùng, cô tìm đến khu đồi thông nơi hai người từng hò hẹn và tự vẫn vào ngày 15/3/1956. Thuận theo nguyện vọng của Thảo, gia đình đã chôn cô ngay dưới khu đồi thông.
Nhưng sự thật là Tâm không chết vì người ta đã nhầm lẫn khi báo tử. Trở về Đà Lạt, Tâm tìm đến mộ Thảo vật vã khóc than, rồi sau đó cũng tự tử với bức thư tuyệt mệnh nêu mong ước được yên nghỉ bên cạnh mộ Thảo. Và chàng trai đã được toại nguyện. Cũng từ đó, hồ Sương Mai bên đồi thông đổi tên thành hồ Than Thở...