1. Dãy núi ngầm dài nhất hành tinh: dài 65.000km, Mid-Ocean Ridge (sống núi giữa đại dương) chính là dãy núi ngầm dài nhất trên Trái Đất. Người ta nói rằng, con người dễ dàng khám phá bề mặt của sao Hỏa còn nhiều hơn là khám phá Mid-Ocean Ridge.2. Ngọn sóng "quái vật" cao nhất thế giới: xô đổ kỷ lục của ngọn sóng cao nhất hành tinh - 19m - từng được đo bằng phao ở Bắc Đại Tây Dương. Đây là ngọn sóng "quái vật" cao 29m được một chiếc thuyền ghi lại năm 2002 cũng ở Bắc Đại Tây Dương.3. Hành trình di trú dài nhất thế giới: 3.000km là đoạn đường mà đàn linh dương đầu bò phải trải qua mỗi năm để tìm nguồn sống và thức ăn ở nơi tươi tốt của châu Phi, trong khi ở tuần lộc Bắc Mỹ là 5.000km. Và 22.500km là quãng đường từ phía đông biển Nga đến vùng biển Mexico và quay trở lại. (Nguồn: Discover Magazine)4. Tay bơi cự phách nhất đại dương: danh hiệu này thuộc về các loài họ cá cờ. Nặng hơn 120kg và dài hơn 3m, loài cá này có thể đạt tốc độ kỷ lục là 120km/h (tương đương 33 mét/giây). (Nguồn: An Phú Pet) Trong họ nhà cá buồm thì cá cờ đen là "vua tốc độ" với khả năng tăng tốc cực đại lên đến 129km/h khi đi săn. (Nguồn: Toplist.vn)5. "Thợ lặn" sâu nhất đại dương: cho đến nay, sinh vật lặn sâu nhất từng được các nhà khoa học ghi nhận là cá voi mõm khoằm Cuvier. Chúng có thể lặn ở độ sâu 2.992m, với thời lượng nhịn thở khoảng 138 phút, cũng là sinh vật có khả năng nhịn thở lâu thứ hai trong thế giới đại dương từng được ghi nhận. (Nguồn: Tiền phong)6. Điểm sâu nhất đại dương: tính cho đến nay, điểm sâu nhất đại dương mà con người khám phá được là Vực thẳm Challenger (sâu 10.916m) thuộc Rãnh đại dương Mariana ở Thái Bình Dương. (Nguồn: Toplist.vn) Ở nơi áp suất vô cùng lớn và không có ánh sáng, các nhà khoa học đang tìm mọi cách để khám phá xem nơi này có sinh vật sống và sống bằng cách nào hay không.7. Loài động vật có xương sống thọ nhất đại dương: thuộc về loài cá mập Greeland. Năm 2016, các nhà khoa học xác định độ tuổi của một con cá mập Greeland cái là 400 tuổi.Trong khi theo phương pháp carbon phóng xạ, độ tuổi của nó dao động từ 272 năm đến 512 năm. Tức là nó sinh ra vào khoảng đầu những năm 1500 đến giữa những năm 1700.
1. Dãy núi ngầm dài nhất hành tinh: dài 65.000km, Mid-Ocean Ridge (sống núi giữa đại dương) chính là dãy núi ngầm dài nhất trên Trái Đất. Người ta nói rằng, con người dễ dàng khám phá bề mặt của sao Hỏa còn nhiều hơn là khám phá Mid-Ocean Ridge.
2. Ngọn sóng "quái vật" cao nhất thế giới: xô đổ kỷ lục của ngọn sóng cao nhất hành tinh - 19m - từng được đo bằng phao ở Bắc Đại Tây Dương. Đây là ngọn sóng "quái vật" cao 29m được một chiếc thuyền ghi lại năm 2002 cũng ở Bắc Đại Tây Dương.
3. Hành trình di trú dài nhất thế giới: 3.000km là đoạn đường mà đàn linh dương đầu bò phải trải qua mỗi năm để tìm nguồn sống và thức ăn ở nơi tươi tốt của châu Phi, trong khi ở tuần lộc Bắc Mỹ là 5.000km. Và 22.500km là quãng đường từ phía đông biển Nga đến vùng biển Mexico và quay trở lại. (Nguồn: Discover Magazine)
4. Tay bơi cự phách nhất đại dương: danh hiệu này thuộc về các loài họ cá cờ. Nặng hơn 120kg và dài hơn 3m, loài cá này có thể đạt tốc độ kỷ lục là 120km/h (tương đương 33 mét/giây). (Nguồn: An Phú Pet)
Trong họ nhà cá buồm thì cá cờ đen là "vua tốc độ" với khả năng tăng tốc cực đại lên đến 129km/h khi đi săn. (Nguồn: Toplist.vn)
5. "Thợ lặn" sâu nhất đại dương: cho đến nay, sinh vật lặn sâu nhất từng được các nhà khoa học ghi nhận là cá voi mõm khoằm Cuvier. Chúng có thể lặn ở độ sâu 2.992m, với thời lượng nhịn thở khoảng 138 phút, cũng là sinh vật có khả năng nhịn thở lâu thứ hai trong thế giới đại dương từng được ghi nhận. (Nguồn: Tiền phong)
6. Điểm sâu nhất đại dương: tính cho đến nay, điểm sâu nhất đại dương mà con người khám phá được là Vực thẳm Challenger (sâu 10.916m) thuộc Rãnh đại dương Mariana ở Thái Bình Dương. (Nguồn: Toplist.vn)
Ở nơi áp suất vô cùng lớn và không có ánh sáng, các nhà khoa học đang tìm mọi cách để khám phá xem nơi này có sinh vật sống và sống bằng cách nào hay không.
7. Loài động vật có xương sống thọ nhất đại dương: thuộc về loài cá mập Greeland. Năm 2016, các nhà khoa học xác định độ tuổi của một con cá mập Greeland cái là 400 tuổi.
Trong khi theo phương pháp carbon phóng xạ, độ tuổi của nó dao động từ 272 năm đến 512 năm. Tức là nó sinh ra vào khoảng đầu những năm 1500 đến giữa những năm 1700.