1. Khu đền tháp Mỹ Sơn. Nằm ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể đền tháp Chăm cổ có quy mô đồ sộ nhất Việt Nam. Đây là một quần thể gồm hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, có niên đại từ thế kỉ 7-13.Là một trong những trung tâm lớn của Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam, Thánh địa Mỹ Sơn sánh ngang với các tổ hợp đền đài vĩ đại khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia)... 2. Tháp Dương Long. Nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Bình Hòa và An Chánh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, tháp Dương Long có niên đại từ khoảng thế kỷ 12, là tòa tháp Chăm cao nhất Việt Nam.Di tích này gồm ba ngọn tháp Chăm nằm thẳng hàng theo hướng Bắc – Nam trên một gò cao, hai tháp bên ngoài cao khoảng 30 mét đối xứng với nhau qua tháp giữa, cao 36 mét. Quanh ba ngọn tháp còn nền móng của các công trình đã sụp đổ cùng nhiều tác phẩm điêu khắc quy mô lớn. 3. Tháp Hòa Lai. Nằm ở xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, tháp Hòa Lai được được xây dựng vào thế kỷ 9. Cho tới thế kỷ 19, nơi đây từng có ba tòa tháp, nhưng ngày nay chỉ còn hai tháp Bắc và Nam còn đứng vững.Tháp Nam là tháp lớn và còn nguyên vẹn hơn trong quần thể tháp Hòa Lai. Tháp phía Bắc có quy mô nhỏ hơn, được trang trí tương tự tháp Nam. Cả hai tòa tháp mang một phong cách kiến trúc đặc trưng, được giới nghiên cứu đặt tên là phong cách Hòa Lai. 4. Tháp Po Klong Garai. Nằm trên một ngọn đồi cao ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, tháp Po Klong Garai được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14. Ngày nay, quần thể tháp còn lại ba công trình là tháp chính, tháp cổng và tháp lửaDi tích tháp Po Klong Garai gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm ở địa phương. Hằng năm, người Chăm đều tổ chức các ngày lễ hội ngay tại tháp để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Po Klong Garai tại nơi đây. 5. Tháp Po Nagar. Nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ ở cửa sông Cái tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tháp Po Nagar được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ, từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12, thời kỳ Champa ở trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc.Tổng thể kiến trúc của tháp Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng trên cùng là nơi các tòa tháp được xây dựng, với ba tháp phía trước và một tháp phía sau. Tháp thờ chính ở dãy trước có quy mô lớn nhất, cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, hay gọi là tháp Bà. 6. Tháp Nhạn. Nằm trên núi Nhạn, một thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tháp Nhạn được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng vào khoảng thế kỉ 12.Tháp cao khoảng 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10 mét, có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Po Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao. Từ tòa tháp cổ xưa này có thể thu vào tầm mắt những bức tranh phong cảnh tuyệt vời của mảnh đất Phú Yên.Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.
1. Khu đền tháp Mỹ Sơn. Nằm ở xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, Thánh địa Mỹ Sơn là quần thể đền tháp Chăm cổ có quy mô đồ sộ nhất Việt Nam. Đây là một quần thể gồm hơn 70 công trình kiến trúc bằng gạch đá, có niên đại từ thế kỉ 7-13.
Là một trong những trung tâm lớn của Ấn Độ giáo ở Đông Nam Á và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam, Thánh địa Mỹ Sơn sánh ngang với các tổ hợp đền đài vĩ đại khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanma), Angkor Wat (Campuchia)...
2. Tháp Dương Long. Nằm ở khu vực giáp ranh giữa hai xã Bình Hòa và An Chánh thuộc huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định, tháp Dương Long có niên đại từ khoảng thế kỷ 12, là tòa tháp Chăm cao nhất Việt Nam.
Di tích này gồm ba ngọn tháp Chăm nằm thẳng hàng theo hướng Bắc – Nam trên một gò cao, hai tháp bên ngoài cao khoảng 30 mét đối xứng với nhau qua tháp giữa, cao 36 mét. Quanh ba ngọn tháp còn nền móng của các công trình đã sụp đổ cùng nhiều tác phẩm điêu khắc quy mô lớn.
3. Tháp Hòa Lai. Nằm ở xã Tân Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, tháp Hòa Lai được được xây dựng vào thế kỷ 9. Cho tới thế kỷ 19, nơi đây từng có ba tòa tháp, nhưng ngày nay chỉ còn hai tháp Bắc và Nam còn đứng vững.
Tháp Nam là tháp lớn và còn nguyên vẹn hơn trong quần thể tháp Hòa Lai. Tháp phía Bắc có quy mô nhỏ hơn, được trang trí tương tự tháp Nam. Cả hai tòa tháp mang một phong cách kiến trúc đặc trưng, được giới nghiên cứu đặt tên là phong cách Hòa Lai.
4. Tháp Po Klong Garai. Nằm trên một ngọn đồi cao ở thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, tháp Po Klong Garai được xây dựng vào cuối thế kỷ 13, đầu thế kỷ 14. Ngày nay, quần thể tháp còn lại ba công trình là tháp chính, tháp cổng và tháp lửa
Di tích tháp Po Klong Garai gắn liền với tín ngưỡng truyền thống của đồng bào Chăm ở địa phương. Hằng năm, người Chăm đều tổ chức các ngày lễ hội ngay tại tháp để tưởng nhớ đến công ơn của vị vua Po Klong Garai tại nơi đây.
5. Tháp Po Nagar. Nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ ở cửa sông Cái tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, tháp Po Nagar được xây dựng và tu bổ qua nhiều thời kỳ, từ thế kỷ 7 đến thế kỷ 12, thời kỳ Champa ở trong giai đoạn có tên gọi là Hoàn Vương Quốc.
Tổng thể kiến trúc của tháp Po Nagar gồm 3 tầng, đi từ dưới lên trên. Tầng trên cùng là nơi các tòa tháp được xây dựng, với ba tháp phía trước và một tháp phía sau. Tháp thờ chính ở dãy trước có quy mô lớn nhất, cao khoảng 23 mét, là tháp Po Nagar, hay gọi là tháp Bà.
6. Tháp Nhạn. Nằm trên núi Nhạn, một thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên, tháp Nhạn được người Chăm sinh sống ở lưu vực châu thổ sông Ba xây dựng vào khoảng thế kỉ 12.
Tháp cao khoảng 23,5m, mỗi cạnh chân tháp dài 10 mét, có phong cách kiến trúc như tháp Chăm Po Nagar ở Nha Trang, đó là xây dựng theo hình thức tầng cao. Từ tòa tháp cổ xưa này có thể thu vào tầm mắt những bức tranh phong cảnh tuyệt vời của mảnh đất Phú Yên.
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.