"Nhất Sỹ” tức Huyện Sỹ, tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), còn có tên gọi là Sỹ. Do được người Pháp phong Huyện hàm, ông còn được gọi là Huyện Sỹ. Lê Phát Đạt dẫn đầu về độ giàu có ở Việt Nam thời kỳ này.Ông Lê Phát Đạt là bố của bà Lê Thị Bình, ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại nhà Nguyễn. Nam Phương Hoàng hậu cũng chính là bà hoàng cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.“Nhì Phương” là Đỗ Hữu Phương (1844-1914), được phong Tổng đốc hàm nên còn gọi là Tổng đốc Phương. Ông là một trong những người đề xướng và bỏ tiền ra xây trường Collège de Jeunes filles Indigènes năm 1915, tức trường Nữ Trung học Sài Gòn. Người dân thường gọi là trường Áo tím.“Tam Xường” là Lý Tường Quan, còn có tên gọi là Xường. Ông có tài sản cự phú nên dân gian còn gọi là Bá hộ Xường, hay Hộ Xường. Ông trở nên giàu có nhờ kinh doanh lương thực dịch vụ, thầu cung cấp vật dụng thức ăn, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận.“Tứ Định” là Trần Hữu Định, làm giàu bằng nghề mở tiệm cầm đồ, kinh doanh đất đai, xuất nhập vải sợi. Sau khi ông qua đời, con cháu không biết giữ của, đã tiêu xài và xóa sạch vết tích của nhà cự phú này.Ngoài 4 bậc đại phú “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”, thêm 3 người được xếp đồng hạng tư với Trần Hữu Định về độ giàu có, gồm: Trần Trinh Trạch (1872-1942), Bạch Thái Bưởi (1874-1932), Huỳnh Văn Hoa (1845-1901).Trong số những nhà đại phú Việt Nam thời kỳ này, Trần Trinh Trạch là bố đẻ của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Không chỉ nổi tiếng về giàu có, ông Trần Trinh Trạch còn là tay chơi khét tiếng đương thời.
"Nhất Sỹ” tức Huyện Sỹ, tên thật là Lê Phát Đạt (1841-1900), còn có tên gọi là Sỹ. Do được người Pháp phong Huyện hàm, ông còn được gọi là Huyện Sỹ. Lê Phát Đạt dẫn đầu về độ giàu có ở Việt Nam thời kỳ này.
Ông Lê Phát Đạt là bố của bà Lê Thị Bình, ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu Nguyễn Hữu Thị Lan - vợ vua Bảo Đại nhà Nguyễn. Nam Phương Hoàng hậu cũng chính là bà hoàng cuối cùng của chế độ phong kiến Việt Nam.
“Nhì Phương” là Đỗ Hữu Phương (1844-1914), được phong Tổng đốc hàm nên còn gọi là Tổng đốc Phương. Ông là một trong những người đề xướng và bỏ tiền ra xây trường Collège de Jeunes filles Indigènes năm 1915, tức trường Nữ Trung học Sài Gòn. Người dân thường gọi là trường Áo tím.
“Tam Xường” là Lý Tường Quan, còn có tên gọi là Xường. Ông có tài sản cự phú nên dân gian còn gọi là Bá hộ Xường, hay Hộ Xường. Ông trở nên giàu có nhờ kinh doanh lương thực dịch vụ, thầu cung cấp vật dụng thức ăn, độc quyền cung cấp thịt cá cho Sài Gòn và các tỉnh lân cận.
“Tứ Định” là Trần Hữu Định, làm giàu bằng nghề mở tiệm cầm đồ, kinh doanh đất đai, xuất nhập vải sợi. Sau khi ông qua đời, con cháu không biết giữ của, đã tiêu xài và xóa sạch vết tích của nhà cự phú này.
Ngoài 4 bậc đại phú “Nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”, thêm 3 người được xếp đồng hạng tư với Trần Hữu Định về độ giàu có, gồm: Trần Trinh Trạch (1872-1942), Bạch Thái Bưởi (1874-1932), Huỳnh Văn Hoa (1845-1901).
Trong số những nhà đại phú Việt Nam thời kỳ này, Trần Trinh Trạch là bố đẻ của công tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy. Không chỉ nổi tiếng về giàu có, ông Trần Trinh Trạch còn là tay chơi khét tiếng đương thời.