1. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc). Vạn Lý Trường Thành luôn khiến con người hiện đại kinh ngạc về chiều dài khó tin của công trình này. Công trình văn minh cổ xưa này dài tới trên 10.000km. Ảnh: Popularmechanics. 2. Đền thờ thần Hera (Italia). Được xây dựng năm 550 TCN, đền thờ Hera ở đồi Kronos, Italia từng là nơi quy tụ những hình mẫu tiêu biểu của nền kiến trúc - điêu khắc Hy Lạp cổ đại. Thật không may, công trình đã bị phá hủy nặng nề trong một trận động đất vào thế kỷ 4 SCN. Ảnh: Popularmechanics. 3. Đền Parthenon (Hy Lạp). Nằm trên đỉnh Acropolis của thành Athens, đền Parthenon nổi tiếng trong thế giới cổ đại với bức tượng được làm bằng vàng và ngà voi của thần Athena. Ngoài ra, đây cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu bậc nhất của văn minh Hy Lạp cổ đại. Ảnh: Popularmechanics. 4. Gobekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ). Được xây dựng từ năm 9.000 TCN, Gobekli Tepe có 200 cột đá và vô số tượng người và động vật, được coi là ngôi đền cổ xưa nhất của thế giới từng được phát hiện. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu làm cách nào người xưa có thể di chuyển những cấu trúc đá nặng đến 60 tấn để xây công trình này. Ảnh: Popularmechanics. 5. Các hầm mộ Tumulus của Bougon (Pháp). Với rất nhiều lối đi và căn phòng được xây bằng đá, đây là một trong những công trình kiến trúc phức tạp nhất được con người xây dựng thời kỳ Đồ đá mới ở châu Âu. Một trong các hầm mộ ở đây có mái là phiến đá nặng tới 90 tấn. Ảnh: Popularmechanics. 6. Stonehenge (Anh). Để dựng các vòng cự thạch Stonehenge, người xưa đã phải di chuyển những khối đá nặng 30 tấn trên quãng đường 30 dặm. Ngoài ra còn có những phiến đá xanh nặng 2-5 tấn được chuyển đến từ xứ Wales , cách đó hơn 150 dặm. Ảnh: Popularmechanics. 7. Bãi đá Carnac (Pháp). Di chuyển 3.000 khối đá khổng lồ vào vị trí thẳng hàng và dựng đứng chúng lên là một nhiệm vụ khá nặng nề đối với con người hiện đại. Tuy vậy, các cư dân đồ đá ở Pháp đã thực hiện điều này từ 3.300 năm TCN để tạo nên bãi đá Carnac. Ảnh: Popularmechanics. 8. Đinh thự đá Knap của Howar (Scotland). Có từ năm 3.700 TCN, đây là một trong những ngôi nhà bằng đá cổ xưa nhất còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Ảnh: Popularmechanics. 9. Đền tháp Megalithic (Malta). Giới nghiên cứu cho rằng các cư dân sinh sống từ 3.500 năm TCN đã phải áp dụng những kỹ thuật rất tiên tiến để kết nối các cấu trúc đá phức tạp mà không hề dùng chất kết dính để xây khu đền này. Ảnh: Popularmechanics. 10. Đền Newgrange (Ireland). Công trình này có từ 3.200 năm TCN, có thể được dùng để tính lịch dựa trên hoạt động của mặt trời. Với sự tính toán tài tình khi xây dựng, vào dịp Đông Chí mỗi năm, trong khoảng 4 ngày, mặt trời hoàng hôn sẽ làm sáng căn phòng chính của ngôi đền trong khoảng 17 phút. Ảnh: Popularmechanics.
1. Vạn Lý Trường Thành (Trung Quốc). Vạn Lý Trường Thành luôn khiến con người hiện đại kinh ngạc về chiều dài khó tin của công trình này. Công trình văn minh cổ xưa này dài tới trên 10.000km. Ảnh: Popularmechanics.
2. Đền thờ thần Hera (Italia). Được xây dựng năm 550 TCN, đền thờ Hera ở đồi Kronos, Italia từng là nơi quy tụ những hình mẫu tiêu biểu của nền kiến trúc - điêu khắc Hy Lạp cổ đại. Thật không may, công trình đã bị phá hủy nặng nề trong một trận động đất vào thế kỷ 4 SCN. Ảnh: Popularmechanics.
3. Đền Parthenon (Hy Lạp). Nằm trên đỉnh Acropolis của thành Athens, đền Parthenon nổi tiếng trong thế giới cổ đại với bức tượng được làm bằng vàng và ngà voi của thần Athena. Ngoài ra, đây cũng là một công trình kiến trúc tiêu biểu bậc nhất của văn minh Hy Lạp cổ đại. Ảnh: Popularmechanics.
4. Gobekli Tepe (Thổ Nhĩ Kỳ). Được xây dựng từ năm 9.000 TCN, Gobekli Tepe có 200 cột đá và vô số tượng người và động vật, được coi là ngôi đền cổ xưa nhất của thế giới từng được phát hiện. Các nhà khoa học vẫn chưa hiểu làm cách nào người xưa có thể di chuyển những cấu trúc đá nặng đến 60 tấn để xây công trình này. Ảnh: Popularmechanics.
5. Các hầm mộ Tumulus của Bougon (Pháp). Với rất nhiều lối đi và căn phòng được xây bằng đá, đây là một trong những công trình kiến trúc phức tạp nhất được con người xây dựng thời kỳ Đồ đá mới ở châu Âu. Một trong các hầm mộ ở đây có mái là phiến đá nặng tới 90 tấn. Ảnh: Popularmechanics.
6. Stonehenge (Anh). Để dựng các vòng cự thạch Stonehenge, người xưa đã phải di chuyển những khối đá nặng 30 tấn trên quãng đường 30 dặm. Ngoài ra còn có những phiến đá xanh nặng 2-5 tấn được chuyển đến từ xứ Wales , cách đó hơn 150 dặm. Ảnh: Popularmechanics.
7. Bãi đá Carnac (Pháp). Di chuyển 3.000 khối đá khổng lồ vào vị trí thẳng hàng và dựng đứng chúng lên là một nhiệm vụ khá nặng nề đối với con người hiện đại. Tuy vậy, các cư dân đồ đá ở Pháp đã thực hiện điều này từ 3.300 năm TCN để tạo nên bãi đá Carnac. Ảnh: Popularmechanics.
8. Đinh thự đá Knap của Howar (Scotland). Có từ năm 3.700 TCN, đây là một trong những ngôi nhà bằng đá cổ xưa nhất còn được bảo tồn khá nguyên vẹn. Ảnh: Popularmechanics.
9. Đền tháp Megalithic (Malta). Giới nghiên cứu cho rằng các cư dân sinh sống từ 3.500 năm TCN đã phải áp dụng những kỹ thuật rất tiên tiến để kết nối các cấu trúc đá phức tạp mà không hề dùng chất kết dính để xây khu đền này. Ảnh: Popularmechanics.
10. Đền Newgrange (Ireland). Công trình này có từ 3.200 năm TCN, có thể được dùng để tính lịch dựa trên hoạt động của mặt trời. Với sự tính toán tài tình khi xây dựng, vào dịp Đông Chí mỗi năm, trong khoảng 4 ngày, mặt trời hoàng hôn sẽ làm sáng căn phòng chính của ngôi đền trong khoảng 17 phút. Ảnh: Popularmechanics.