1. Nhà cổ trăm cột - Long An. Nằm ở huyện Cần Đước tỉnh Long An, nhà cổ trăm cột là một trong những ngôi nhà cổ nổi tiếng nhất Nam Bộ. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1901-1903, mang kiến trúc truyền thống của người Việt, có quy mô bề thế với diện tích mặt bằng 882 m2, được chống đỡ bằng 120 cây cột. 2. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Đồng Tháp. Tọa lạc tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê có từ năm 1895. Công trình này nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, là bối cảnh của câu chuyện tình nổi tiếng thế giới giữa thiếu gia Hoa kiều Huỳnh Thủy Lê và cô gái Pháp Marguerite Duras. 3. Chùa Vĩnh Tràng - Tiền Giang. Tọa lạc ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, chùa Vĩnh Tràng được coi là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, nổi tiếng bậc nhất miền Tây Nam Bộ. Chùa hình thành từ đầu thế kỷ 19, mang một lối kiến trúc đặc sắc, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt. 4. Cồn Phụng - Bến Tre. Nằm trên sông Tiền, thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cồn Phụng hay cồn Tân Vinh là một địa danh du lịch nổi tiếng của miền Tây. Ngoài các vườn cây ăn trái hấp dẫn, trên cồn còn có một di tích lịch sử độc đáo, đó là "thánh địa" của đạo Dừa, một tôn giáo hình thành ở Bến Tre những năm 1960. 5. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long - Vĩnh Long. Nằm ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu của vùng Nam Bộ, được nhà Nguyễn xây dựng nhằm đề cao Nho giáo. Công trình được xây dựng từ 1864-1866, đến nay vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản. 6. Ao Bà Om - Trà Vinh. Nằm ở TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Ao Bà Om, hay Ao Vuông là một ao nhân tạo có hình chữ nhật, rộng 300 mét, dài 500 mét, do đồng bào Khmer trong vùng đào nhiều thế kỷ trước. Quanh bờ ao là các hàng cây tuổi đời hàng thế kỷ, có bộ rễ nổi lên gân quốc, cổ quái, tạo ra cảnh quan rất ấn tượng. 7. Chùa Kh'Leang - Sóc Trăng. Nằm ở TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Kh’Leang là một trong những chùa Khmer có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp nhất của khu vực Nam Bộ. Chùa hình thành từ năm 1533, có khuôn viên rộng, rợp bóng cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.8. Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ. Họp trên đoạn sông Cái Răng cách bến Ninh Kiều của TP Cần Thơ khoảng 4km, chợ nổi Cái Răng là nơi hội tụ đầy đủ những nét văn hóa đặc sắc của vùng sông nước Cửu Long. Với hình thức buôn bán đặc thù trên ghe thuyền, chợ là một đầu mối kinh doanh trái cây, nông sản quan trọng của khu vực. 9. Chợ nổi Ba Ngàn - Hậu Giang. Tụ họp trên kênh Ba Ngàn thuộc địa phận xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, chợ nổi Ba Ngàn có tiền thân là chợ nổi Phụng Hiệp nức tiếng cả nước một thời. Dù quy mô không còn như trước, chợ vẫn giữ được cảnh buôn bán náo nhiệt, độc đáo trên sông nước. 10. Dinh thự Công tử Bạc Liêu - Bạc Liêu. Tọa lạc tại TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, dinh thự Công tử Bạc Liêu chính là nơi cư ngụ của Công tử Bạc Liêu - thiếu gia Trần Trinh Huy - lúc sinh thời. Được xây vào khoảng năm 1919, khi hoàn thành, công trình được xem là ngôi biệt thự bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh. 11. Mũi Cà Mau - Cà Mau. Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là mũi đất địa đầu cực Nam, một địa danh có ý nghĩa thiêng liêng mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được ghé thăm. Bao phủ mũi đất là hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng, đặc trưng của miền đất phương Nam. 12. Chùa hang Hà Tiên - Kiên Giang. Tọa lạc nơi chân núi An Hải Sơn, thuộc địa phận huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, chùa Hang là một di tích lịch sử và điểm hành hương nổi tiếng ở Nam Bộ. Chùa có từ thế kỷ 18, được xây dựa vào một hang động tự nhiên thông ra bờ biển gần thắng cảnh Hòn Phụ Tử. 13. Núi Cấm - An Giang. Nằm ở địa phận thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, núi Cấm là ngọn núi cao nhất đồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 705 mét. Trên ngọn núi này có nhiều cảnh đẹp và công trình tâm linh bề thế, là một địa điểm du lịch và hành hương quan trọng của khu vực Nam Bộ.Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.
1. Nhà cổ trăm cột - Long An. Nằm ở huyện Cần Đước tỉnh Long An, nhà cổ trăm cột là một trong những ngôi nhà cổ nổi tiếng nhất Nam Bộ. Ngôi nhà được xây dựng vào năm 1901-1903, mang kiến trúc truyền thống của người Việt, có quy mô bề thế với diện tích mặt bằng 882 m2, được chống đỡ bằng 120 cây cột.
2. Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê - Đồng Tháp. Tọa lạc tại TP Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, nhà cổ Huỳnh Thủy Lê có từ năm 1895. Công trình này nổi tiếng với kiến trúc độc đáo, là bối cảnh của câu chuyện tình nổi tiếng thế giới giữa thiếu gia Hoa kiều Huỳnh Thủy Lê và cô gái Pháp Marguerite Duras.
3. Chùa Vĩnh Tràng - Tiền Giang. Tọa lạc ở TP Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang, chùa Vĩnh Tràng được coi là ngôi chùa có kiến trúc độc đáo, nổi tiếng bậc nhất miền Tây Nam Bộ. Chùa hình thành từ đầu thế kỷ 19, mang một lối kiến trúc đặc sắc, là sự tổng hợp của các phong cách Pháp, La Mã, Thái, Miên, Chàm, Hoa và Việt.
4. Cồn Phụng - Bến Tre. Nằm trên sông Tiền, thuộc địa phận huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre, cồn Phụng hay cồn Tân Vinh là một địa danh du lịch nổi tiếng của miền Tây. Ngoài các vườn cây ăn trái hấp dẫn, trên cồn còn có một di tích lịch sử độc đáo, đó là "thánh địa" của đạo Dừa, một tôn giáo hình thành ở Bến Tre những năm 1960.
5. Văn Thánh Miếu Vĩnh Long - Vĩnh Long. Nằm ở thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long, Văn Thánh Miếu Vĩnh Long là một trong ba Văn Thánh Miếu của vùng Nam Bộ, được nhà Nguyễn xây dựng nhằm đề cao Nho giáo. Công trình được xây dựng từ 1864-1866, đến nay vẫn giữ được những nét kiến trúc nguyên bản.
6. Ao Bà Om - Trà Vinh. Nằm ở TP Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, Ao Bà Om, hay Ao Vuông là một ao nhân tạo có hình chữ nhật, rộng 300 mét, dài 500 mét, do đồng bào Khmer trong vùng đào nhiều thế kỷ trước. Quanh bờ ao là các hàng cây tuổi đời hàng thế kỷ, có bộ rễ nổi lên gân quốc, cổ quái, tạo ra cảnh quan rất ấn tượng.
7. Chùa Kh'Leang - Sóc Trăng. Nằm ở TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng, chùa Kh’Leang là một trong những chùa Khmer có lịch sử lâu đời và kiến trúc đẹp nhất của khu vực Nam Bộ. Chùa hình thành từ năm 1533, có khuôn viên rộng, rợp bóng cây thốt nốt, loài cây gắn liền với đời sống, văn hóa của đồng bào dân tộc Khmer.
8. Chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ. Họp trên đoạn sông Cái Răng cách bến Ninh Kiều của TP Cần Thơ khoảng 4km, chợ nổi Cái Răng là nơi hội tụ đầy đủ những nét văn hóa đặc sắc của vùng sông nước Cửu Long. Với hình thức buôn bán đặc thù trên ghe thuyền, chợ là một đầu mối kinh doanh trái cây, nông sản quan trọng của khu vực.
9. Chợ nổi Ba Ngàn - Hậu Giang. Tụ họp trên kênh Ba Ngàn thuộc địa phận xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, chợ nổi Ba Ngàn có tiền thân là chợ nổi Phụng Hiệp nức tiếng cả nước một thời. Dù quy mô không còn như trước, chợ vẫn giữ được cảnh buôn bán náo nhiệt, độc đáo trên sông nước.
10. Dinh thự Công tử Bạc Liêu - Bạc Liêu. Tọa lạc tại TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, dinh thự Công tử Bạc Liêu chính là nơi cư ngụ của Công tử Bạc Liêu - thiếu gia Trần Trinh Huy - lúc sinh thời. Được xây vào khoảng năm 1919, khi hoàn thành, công trình được xem là ngôi biệt thự bề thế nhất ở Nam kỳ lục tỉnh.
11. Mũi Cà Mau - Cà Mau. Mũi Cà Mau (huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau) là mũi đất địa đầu cực Nam, một địa danh có ý nghĩa thiêng liêng mà bất kỳ người dân Việt Nam nào cũng mong ước một lần được ghé thăm. Bao phủ mũi đất là hệ sinh thái rừng ngập mặn rất đa dạng, đặc trưng của miền đất phương Nam.
12. Chùa hang Hà Tiên - Kiên Giang. Tọa lạc nơi chân núi An Hải Sơn, thuộc địa phận huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang, chùa Hang là một di tích lịch sử và điểm hành hương nổi tiếng ở Nam Bộ. Chùa có từ thế kỷ 18, được xây dựa vào một hang động tự nhiên thông ra bờ biển gần thắng cảnh Hòn Phụ Tử.
13. Núi Cấm - An Giang. Nằm ở địa phận thị xã Tịnh Biên, tỉnh An Giang, núi Cấm là ngọn núi cao nhất đồng bằng Sông Cửu Long, với chiều cao 705 mét. Trên ngọn núi này có nhiều cảnh đẹp và công trình tâm linh bề thế, là một địa điểm du lịch và hành hương quan trọng của khu vực Nam Bộ.
Mời quý độc giả xem video: Nét đẹp làng gốm Phù Lãng | VTV4.