1. Núi Bà Đen (Tây Ninh). Thuộc địa phận thành phố Tây Ninh, núi bà Đen là thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Tây Ninh. Với chiều cao 986 mét so với mực nước biển, đây là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ, được coi là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh. 2. Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước). Nằm trên địa bàn ba tỉnh Đông Nam Bộ, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, là hồ nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam và là một danh thắng vùng Đông Nam Bộ. 3. Núi Chứa Chan (Đồng Nai). Nằm ở địa phận huyện Xuân Lộc, núi Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai Đông Nam Bộ với chiều cao 837 mét so với mực nước biển. Đây là một điểm tham quan nổi tiếng, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng của khu vực. 4. Hồ Trị An (Đồng Nai). Hồ Trị An nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Bờ hồ có cảnh quan thơ mộng, hoang sơ, thích hợp với nhiều hoạt động dã ngoại. 5. Rừng Sác (TP HCM). Nằm ở huyện Cần Giờ của TP HCM, rừng Sác là khu rừng ngập mặn có cảnh quan hoang sơ, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam. Trong rừng có căn cứ Rừng Sác - một di tích lịch sử quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ. 6. Núi Bà Rá (Bình Phước). Thuộc địa phận thị xã Phước Long, núi Bà Rá có chiều cao 733 mét so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ ba ở Nam Bộ, sau núi Bà Đen ở Tây Ninh và núi Chứa Chan ở Đồng Nai. 7. Núi Nhỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Núi Nhỏ có chiều cao 170 mét, là thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Trên núi có bức tượng Chúa lớn nhất châu Á và ngọn hải đăng được xây từ năm 1883, là các công trình thu hút nhiều du khách ghé thăm ở thành phố biển. 8. Đá Chồng Định Quán (Đồng Nai). Nằm ven Quốc lộ 20 thuộc địa phận huyện Định Quán, khu danh thắng Đá Chồng Định Quán là một vùng núi đá có diện tích hơn 8 ha. Nơi đây có nhiều khối đá to như tòa nhà nằm chồng lên nhau, tạo nên cảnh quan rất độc đáo, ngoạn mục. 9. Hồ Thác Mơ (Bình Phước). Nằm trên địa bàn hai huyện Phước Long và Bù Đăng, hồ Thác Mơ là một hồ nước nhân tạo hình thành cùng thủy điện Thác Mơ. Ngày nay hồ là một thắng cảnh nổi tiếng của Bình Phước. 10. Núi Châu Thới (Bình Dương). Núi Châu Thới là khối đá cao 82 mét, nhô lên giữa vùng đồng bằng của thị xã Dĩ An. Trên núi có ngôi chùa hình thành từ thế kỷ 17, là ngôi chùa cổ nhất và nổi tiếng nhất của tỉnh Bình Dương.Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.
1. Núi Bà Đen (Tây Ninh). Thuộc địa phận thành phố Tây Ninh, núi bà Đen là thắng cảnh nổi tiếng bậc nhất Tây Ninh. Với chiều cao 986 mét so với mực nước biển, đây là ngọn núi cao nhất Đông Nam Bộ, được coi là biểu tượng cho mảnh đất và con người Tây Ninh.
2. Hồ Dầu Tiếng (Tây Ninh, Bình Dương và Bình Phước). Nằm trên địa bàn ba tỉnh Đông Nam Bộ, hồ Dầu Tiếng có diện tích mặt nước là 270 km² và 45,6 km² đất bán ngập nước, là hồ nhân tạo có diện tích lớn nhất Việt Nam và là một danh thắng vùng Đông Nam Bộ.
3. Núi Chứa Chan (Đồng Nai). Nằm ở địa phận huyện Xuân Lộc, núi Chứa Chan là ngọn núi cao thứ hai Đông Nam Bộ với chiều cao 837 mét so với mực nước biển. Đây là một điểm tham quan nổi tiếng, đồng thời là khu bảo tồn thiên nhiên quan trọng của khu vực.
4. Hồ Trị An (Đồng Nai). Hồ Trị An nằm trên sông Đồng Nai, thuộc các huyện Vĩnh Cửu, Định Quán, Thống Nhất và Trảng Bom, là một trong những hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam. Bờ hồ có cảnh quan thơ mộng, hoang sơ, thích hợp với nhiều hoạt động dã ngoại.
5. Rừng Sác (TP HCM). Nằm ở huyện Cần Giờ của TP HCM, rừng Sác là khu rừng ngập mặn có cảnh quan hoang sơ, được UNESCO công nhận là Khu dự trữ sinh quyển đầu tiên của Việt Nam. Trong rừng có căn cứ Rừng Sác - một di tích lịch sử quan trọng của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
6. Núi Bà Rá (Bình Phước). Thuộc địa phận thị xã Phước Long, núi Bà Rá có chiều cao 733 mét so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ ba ở Nam Bộ, sau núi Bà Đen ở Tây Ninh và núi Chứa Chan ở Đồng Nai.
7. Núi Nhỏ (Bà Rịa - Vũng Tàu). Núi Nhỏ có chiều cao 170 mét, là thắng cảnh nổi tiếng của thành phố Vũng Tàu. Trên núi có bức tượng Chúa lớn nhất châu Á và ngọn hải đăng được xây từ năm 1883, là các công trình thu hút nhiều du khách ghé thăm ở thành phố biển.
8. Đá Chồng Định Quán (Đồng Nai). Nằm ven Quốc lộ 20 thuộc địa phận huyện Định Quán, khu danh thắng Đá Chồng Định Quán là một vùng núi đá có diện tích hơn 8 ha. Nơi đây có nhiều khối đá to như tòa nhà nằm chồng lên nhau, tạo nên cảnh quan rất độc đáo, ngoạn mục.
9. Hồ Thác Mơ (Bình Phước). Nằm trên địa bàn hai huyện Phước Long và Bù Đăng, hồ Thác Mơ là một hồ nước nhân tạo hình thành cùng thủy điện Thác Mơ. Ngày nay hồ là một thắng cảnh nổi tiếng của Bình Phước.
10. Núi Châu Thới (Bình Dương). Núi Châu Thới là khối đá cao 82 mét, nhô lên giữa vùng đồng bằng của thị xã Dĩ An. Trên núi có ngôi chùa hình thành từ thế kỷ 17, là ngôi chùa cổ nhất và nổi tiếng nhất của tỉnh Bình Dương.
Mời quý độc giả xem video: Bình Thuận - Điểm Dừng Chân Cho Những Phượt Thủ | VTV Review.