Nằm trên núi Cẩm Khê ở cố đô Huế, lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là một công trình gây ấn tượng mạnh với những tòa nhà tráng lệ kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Trong chuyện tìm đất và xây cất lăng mộ này, quần thần nhà Nguyễn đã phải lao tâm khổ tứ khá nhiều...Cũng như vua cha Gia Long, vua Minh Mạng đã chuẩn bị cho hậu sự của mình khi đang ở trên ngai vàng. Năm 1826, vua cho văn võ đình thần đi tìm hai ngôi đất là “Vạn niên đại cát địa” và “Vạn niên cát địa” để dùng làm nơi an táng cho mẹ vua và vua.Trong thuật ngữ phong thủy, “Vạn niên cát địa” có nghĩa đen là “đất tốt lành vạn năm”, còn “Vạn niên đại cát địa” có thể coi là đất “không thể tốt hơn được nữa”. Đây là đất có địa thế hoàn hảo, gần chốn khí thiêng, vua chúa được an táng sẽ để lại phước ấm cho cơ đồ của triều đại được dài lâu.Các quan đi khảo sát đợt đầu trở về đưa ra nhiều đề xuất khác nhau. Tuy nhiên, sau một cuộc tranh luận không có hồi kết, vua lại sai Kiến An công Đài, Định Viễn công Bính cùng với các đại thần là Trần Văn Năng, Phan Văn Thuý và Lương Tiến Tường, đi khảo sát lần nữa.Khi về họ đều nói: “Trải xem các kiểu đất chỉ có xứ Lẫm Sơn đáng là ngôi Vạn niên đại cát địa và xứ Kiều Long đáng là ngôi Vạn niên cát địa”. Lần nay, không còn thấy các quan bàn ra bàn vào mà ý kiến đều đồng thuận.Nhưng vua đã làm các cận thần chưng hửng khi lại bàn lùi: “...Ngôi Vạn niên đại cát địa, lòng trẫm chưa yên, không nên bàn vội. Duy ngôi Vạn niên cát địa thì cũng nên bắt chước đời xưa, dần dần xây dựng, đợi sau này lần lượt xuống chỉ thi hành cũng là phải”.Rốt cục, vị vua thứ hai của nhà Nguyền đã cân nhắc suốt 14 năm mới chọn được vị trí lăng mộ của mình. Đến năm 1840, ông quyết định cho xây dựng lăng ở núi Cẩm Khê (tức cuộc đất ở xứ Nhự Mai).Vào năm đó, vua Minh Mạng đổi tên núi Cẩm Khê thành Hiếu Sơn. Vua đích thân ngự đến đấy xem và bảo thị thần rằng: “Núi này phong thuỷ rất tốt từ trước chưa ai xem ra. Nay mới xem được chỗ đất tốt ấy, thực đáng vui mừng”.Đây là vùng đất gần ngã ba Bằng Lãng, là nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành sông Hương, cách kinh thành Huế 12 km. Dù đã tìm được đất tốt, việc xây lăng đã có khởi đầu không được suôn sẻ.Lăng khởi công được vài tháng, đến tháng 8/1840 thì vua lên kiểm tra thấy không vừa ý nên đình chỉ công việc và giáng chức quan trông coi. Một tháng sau đó mới lại cho tiếp tục công việc trở lại.Công việc xây lăng tiến hành chưa bao lâu thì tháng 1/1841 vua Minh Mạng băng hà. Sau đó vua Thiệu Trị nối ngôi đã sai các đại thần huy động gần 1 vạn lính và thợ thi công hối hả lăng mộ cho vua cha theo đúng bản vẽ đã được Minh Mạng chuẩn y.Ngày 20/8/1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành nhưng việc xây lăng thì mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất. Như vậy, phải mất hai năm kể từ ngày từ giã cõi đời, vua mới thực sự được an nghỉ ở một nơi đúng như ước nguyện lúc sinh thời...Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.
Nằm trên núi Cẩm Khê ở cố đô Huế, lăng vua Minh Mạng hay Hiếu Lăng là một công trình gây ấn tượng mạnh với những tòa nhà tráng lệ kết hợp hài hòa với khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời. Trong chuyện tìm đất và xây cất lăng mộ này, quần thần nhà Nguyễn đã phải lao tâm khổ tứ khá nhiều...
Cũng như vua cha Gia Long, vua Minh Mạng đã chuẩn bị cho hậu sự của mình khi đang ở trên ngai vàng. Năm 1826, vua cho văn võ đình thần đi tìm hai ngôi đất là “Vạn niên đại cát địa” và “Vạn niên cát địa” để dùng làm nơi an táng cho mẹ vua và vua.
Trong thuật ngữ phong thủy, “Vạn niên cát địa” có nghĩa đen là “đất tốt lành vạn năm”, còn “Vạn niên đại cát địa” có thể coi là đất “không thể tốt hơn được nữa”. Đây là đất có địa thế hoàn hảo, gần chốn khí thiêng, vua chúa được an táng sẽ để lại phước ấm cho cơ đồ của triều đại được dài lâu.
Các quan đi khảo sát đợt đầu trở về đưa ra nhiều đề xuất khác nhau. Tuy nhiên, sau một cuộc tranh luận không có hồi kết, vua lại sai Kiến An công Đài, Định Viễn công Bính cùng với các đại thần là Trần Văn Năng, Phan Văn Thuý và Lương Tiến Tường, đi khảo sát lần nữa.
Khi về họ đều nói: “Trải xem các kiểu đất chỉ có xứ Lẫm Sơn đáng là ngôi Vạn niên đại cát địa và xứ Kiều Long đáng là ngôi Vạn niên cát địa”. Lần nay, không còn thấy các quan bàn ra bàn vào mà ý kiến đều đồng thuận.
Nhưng vua đã làm các cận thần chưng hửng khi lại bàn lùi: “...Ngôi Vạn niên đại cát địa, lòng trẫm chưa yên, không nên bàn vội. Duy ngôi Vạn niên cát địa thì cũng nên bắt chước đời xưa, dần dần xây dựng, đợi sau này lần lượt xuống chỉ thi hành cũng là phải”.
Rốt cục, vị vua thứ hai của nhà Nguyền đã cân nhắc suốt 14 năm mới chọn được vị trí lăng mộ của mình. Đến năm 1840, ông quyết định cho xây dựng lăng ở núi Cẩm Khê (tức cuộc đất ở xứ Nhự Mai).
Vào năm đó, vua Minh Mạng đổi tên núi Cẩm Khê thành Hiếu Sơn. Vua đích thân ngự đến đấy xem và bảo thị thần rằng: “Núi này phong thuỷ rất tốt từ trước chưa ai xem ra. Nay mới xem được chỗ đất tốt ấy, thực đáng vui mừng”.
Đây là vùng đất gần ngã ba Bằng Lãng, là nơi hợp lưu của hai nguồn Tả Trạch và Hữu Trạch để tạo thành sông Hương, cách kinh thành Huế 12 km. Dù đã tìm được đất tốt, việc xây lăng đã có khởi đầu không được suôn sẻ.
Lăng khởi công được vài tháng, đến tháng 8/1840 thì vua lên kiểm tra thấy không vừa ý nên đình chỉ công việc và giáng chức quan trông coi. Một tháng sau đó mới lại cho tiếp tục công việc trở lại.
Công việc xây lăng tiến hành chưa bao lâu thì tháng 1/1841 vua Minh Mạng băng hà. Sau đó vua Thiệu Trị nối ngôi đã sai các đại thần huy động gần 1 vạn lính và thợ thi công hối hả lăng mộ cho vua cha theo đúng bản vẽ đã được Minh Mạng chuẩn y.
Ngày 20/8/1841, thi hài vua Minh Mạng được đưa vào chôn ở Bửu Thành nhưng việc xây lăng thì mãi đến đầu năm 1843 mới hoàn tất. Như vậy, phải mất hai năm kể từ ngày từ giã cõi đời, vua mới thực sự được an nghỉ ở một nơi đúng như ước nguyện lúc sinh thời...
Mời quý độc giả xem clip: Các địa điểm du lịch được ưa thích ở Cố đô Huế.