Việt Vương Câu Tiễn là vua nước Việt - một nước chư hầu của nhà Chu thuộc cuối thời kỳ Xuân Thu. Ông trị vì đất nước từ năm 496 trước Công nguyên - 465 trước Công nguyên.Sau khi lên ngôi báu, Việt Vương Câu Tiễn đối mặt với cuộc xâm lăng của nước Ngô là vua Hạp Lư phát động. Trong cuộc chiến cam go này, Câu Tiễn chỉ huy quân đội đánh bại lực lượng của vua Hạp Lư.Do đó, quân Ngô phải vội vã rút quân về nước. Thất bại này khiến Hạp Lư canh cánh đến lúc chết. Vì vậy, khi cận kề cái chết, ông dặn dò con trai là Phù Sai nhất định phải báo thù.Sau khi vua cha băng hà, Phù Sai lên ngôi báu. Ông cho chiêu binh mãi mã, xây dựng quân đội hùng mạnh để trả thù. Sau 3 năm nuôi quân, Ngô Vương Phù Sai phát động cuộc tấn công nước Việt.Do Việt Vương Câu Tiễn khinh địch nên bị quân đội của Ngô Vương Phù Sai đánh bại. Theo đó, Câu Tiễn xin cầu hòa với Ngô Vương. Nhờ vậy, nước Việt tránh bị tiêu diệt nhưng Phù Sai yêu cầu Câu Tiễn sang nước Ngô làm con tin.Tại nước Ngô, Việt Vương Câu Tiễn phải chịu đựng vô vàn tủi nhục như phải hầu hạ, dắt ngựa theo hầu Phù Sai. Thậm chí, một số giai thoại kể rằng, Việt Vương Câu Tiễn nhẫn nhục nếm phân của Phù Sai.Trước thông tin này, nhiều người tò mò không biết liệu đó có phải là sự thật hay không. Khi tìm hiểu về sự kiện này, các nhà nghiên cứu tìm được những thông tin quan trọng trong Sử ký của Tư Mã Thiên.Sử ký của Tư Mã Thiên không có bất cứ ghi chép vào về việc Câu Tiễn phải sang nước Ngô làm con tin và phải nếm phân của Phù Sai. Thay vào đó, sử liệu này chỉ ghi chép về việc Phạm Lãi làm con tin ở nước Ngô được 2 năm thì được Phù Sai thả về.Xuất phát từ điều này, nhiều sử gia nhận định Câu Tiễn rất ít khả năng sang nước Ngô làm con tin nên không thể có chuyện bị đối xử như kẻ hạ đẳng, thậm chí là nếm phân của kẻ địch.Thêm nữa, dù thất bại trong trận chiến với quân Ngô nhưng Câu Tiễn vẫn có thể thoát thân và tìm địa điểm an toàn để nuôi dưỡng thực lực, tìm cơ hội trả thù. Để không quên mối thù với Phù Sai, Câu Tiễn thường nằm ngủ trên đống củi gai. Trước mỗi bữa ăn, ông thườn nếm một ít mật đắng. Từ đó, câu nói “nằm gai nếm mật” liên quan đến Câu Tiễn ra đời.Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.
Việt Vương Câu Tiễn là vua nước Việt - một nước chư hầu của nhà Chu thuộc cuối thời kỳ Xuân Thu. Ông trị vì đất nước từ năm 496 trước Công nguyên - 465 trước Công nguyên.
Sau khi lên ngôi báu, Việt Vương Câu Tiễn đối mặt với cuộc xâm lăng của nước Ngô là vua Hạp Lư phát động. Trong cuộc chiến cam go này, Câu Tiễn chỉ huy quân đội đánh bại lực lượng của vua Hạp Lư.
Do đó, quân Ngô phải vội vã rút quân về nước. Thất bại này khiến Hạp Lư canh cánh đến lúc chết. Vì vậy, khi cận kề cái chết, ông dặn dò con trai là Phù Sai nhất định phải báo thù.
Sau khi vua cha băng hà, Phù Sai lên ngôi báu. Ông cho chiêu binh mãi mã, xây dựng quân đội hùng mạnh để trả thù. Sau 3 năm nuôi quân, Ngô Vương Phù Sai phát động cuộc tấn công nước Việt.
Do Việt Vương Câu Tiễn khinh địch nên bị quân đội của Ngô Vương Phù Sai đánh bại. Theo đó, Câu Tiễn xin cầu hòa với Ngô Vương. Nhờ vậy, nước Việt tránh bị tiêu diệt nhưng Phù Sai yêu cầu Câu Tiễn sang nước Ngô làm con tin.
Tại nước Ngô, Việt Vương Câu Tiễn phải chịu đựng vô vàn tủi nhục như phải hầu hạ, dắt ngựa theo hầu Phù Sai. Thậm chí, một số giai thoại kể rằng, Việt Vương Câu Tiễn nhẫn nhục nếm phân của Phù Sai.
Trước thông tin này, nhiều người tò mò không biết liệu đó có phải là sự thật hay không. Khi tìm hiểu về sự kiện này, các nhà nghiên cứu tìm được những thông tin quan trọng trong Sử ký của Tư Mã Thiên.
Sử ký của Tư Mã Thiên không có bất cứ ghi chép vào về việc Câu Tiễn phải sang nước Ngô làm con tin và phải nếm phân của Phù Sai. Thay vào đó, sử liệu này chỉ ghi chép về việc Phạm Lãi làm con tin ở nước Ngô được 2 năm thì được Phù Sai thả về.
Xuất phát từ điều này, nhiều sử gia nhận định Câu Tiễn rất ít khả năng sang nước Ngô làm con tin nên không thể có chuyện bị đối xử như kẻ hạ đẳng, thậm chí là nếm phân của kẻ địch.
Thêm nữa, dù thất bại trong trận chiến với quân Ngô nhưng Câu Tiễn vẫn có thể thoát thân và tìm địa điểm an toàn để nuôi dưỡng thực lực, tìm cơ hội trả thù. Để không quên mối thù với Phù Sai, Câu Tiễn thường nằm ngủ trên đống củi gai. Trước mỗi bữa ăn, ông thườn nếm một ít mật đắng. Từ đó, câu nói “nằm gai nếm mật” liên quan đến Câu Tiễn ra đời.
Mời độc giả xem video: Trung Quốc yêu cầu Ban giám hiệu ăn cùng học sinh. Nguồn: THDT.