Đường Tăng là một trong những nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Tác phẩm kể về cuộc hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh của ông với 4 đệ tử gồm: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã.Trong Tây Du Ký, Đường Tăng được mô tả là kiếp sau của Kim Thiền Tử - đệ tử thứ hai của Đức Phật Thích Ca. Do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình làm đổ một hạt gạo nên Kim Thiền Tử bị bị đày xuống hạ giới tu luyện 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.Trong 9 kiếp đầu, trên hành trình đi lấy kinh, cứ đến sông Lưu Sa, Kim Thiền Tử lại bị yêu quái cai trị khu vực này là Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt.Đến kiếp thứ 10, chính là kiếp Đường Tăng, Kim Thiền Tử được sinh ra ở Đông Thổ Đại Đường. Ngay từ lúc chào đời, Đường Tăng đã có số phận bi kịch khi cha bị giết, mẹ bị làm hại và bản thân bị thả bè trôi sông suýt chết đuối.Kim Thiền Tử là tên được dùng kiếp trước của Đường Tăng. Trong tiếng Hán, "Kim Thiền" nghĩa là con ve sầu, mượn ý trong "Kim thiền thoát xác" (ve sầu lột xác).Thêm nữa, Giang Lưu Nhi là tên hồi bé của Đường Tăng ở kiếp thứ 10. Tên gọi này có nghĩa là đứa trẻ trôi sông. Pháp Minh thiền sư đặt cho ông cái tên Giang Lưu Nhi khi biết hoàn cảnh bi kịch của ông.Khi đến Linh Sơn, Đường Tăng phải tắm gội ở am Ngọc Chân để tẩy sạch bụi trần trước khi qua bến đò Lăng Vân thoát thai hoán cốt, rũ bỏ thi thể phàm trần để có thể đến gặp Như Lai Phật Tổ.Trong hành trình đó, Hành Giả bất ngờ đẩy mạnh một cái khiến Đường Tăng ngã xuống nước. Sau đó, Đường Tăng được đưa lên đò cùng với các đồ đệ. Bất ngờ nghìn thấy một thi thể nổi trên mặt nước, Đường Tăng không khỏi sợ hãi.Thấy vậy, Hành Giả, Bát Giới và Sa Tăng giải thích rằng thi thể đó chính là sư phụ (tức Đường Tăng). Theo đó, Đường Tăng đã "chết đuối" để giải phóng nguyên thần.Nguyên thần của những người tu luyện như Đường Tăng để có chân tâm thanh tịnh giúp đạt đến cảnh giới đắc đạo. Đó cũng là lúc họ trút khỏi cơ thể phàm trần để thăng hoa. Điều này được cho chính là ý nghĩa của cụm từ “Kim thiền thoát xác” cũng như ngụ ý của cái tên “Kim Thiền Tử” của Đường Tăng.Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.
Đường Tăng là một trong những nhân vật nổi tiếng trong tác phẩm Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân. Tác phẩm kể về cuộc hành trình đi Tây Thiên thỉnh kinh của ông với 4 đệ tử gồm: Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng và Bạch Long Mã.
Trong Tây Du Ký, Đường Tăng được mô tả là kiếp sau của Kim Thiền Tử - đệ tử thứ hai của Đức Phật Thích Ca. Do ngủ gật trong giờ giảng kinh và vô tình làm đổ một hạt gạo nên Kim Thiền Tử bị bị đày xuống hạ giới tu luyện 10 kiếp và phải trải qua 81 kiếp nạn mới được trở lại Linh Sơn.
Trong 9 kiếp đầu, trên hành trình đi lấy kinh, cứ đến sông Lưu Sa, Kim Thiền Tử lại bị yêu quái cai trị khu vực này là Quyển Liêm (Sa Tăng) ăn thịt.
Đến kiếp thứ 10, chính là kiếp Đường Tăng, Kim Thiền Tử được sinh ra ở Đông Thổ Đại Đường. Ngay từ lúc chào đời, Đường Tăng đã có số phận bi kịch khi cha bị giết, mẹ bị làm hại và bản thân bị thả bè trôi sông suýt chết đuối.
Kim Thiền Tử là tên được dùng kiếp trước của Đường Tăng. Trong tiếng Hán, "Kim Thiền" nghĩa là con ve sầu, mượn ý trong "Kim thiền thoát xác" (ve sầu lột xác).
Thêm nữa, Giang Lưu Nhi là tên hồi bé của Đường Tăng ở kiếp thứ 10. Tên gọi này có nghĩa là đứa trẻ trôi sông. Pháp Minh thiền sư đặt cho ông cái tên Giang Lưu Nhi khi biết hoàn cảnh bi kịch của ông.
Khi đến Linh Sơn, Đường Tăng phải tắm gội ở am Ngọc Chân để tẩy sạch bụi trần trước khi qua bến đò Lăng Vân thoát thai hoán cốt, rũ bỏ thi thể phàm trần để có thể đến gặp Như Lai Phật Tổ.
Trong hành trình đó, Hành Giả bất ngờ đẩy mạnh một cái khiến Đường Tăng ngã xuống nước. Sau đó, Đường Tăng được đưa lên đò cùng với các đồ đệ. Bất ngờ nghìn thấy một thi thể nổi trên mặt nước, Đường Tăng không khỏi sợ hãi.
Thấy vậy, Hành Giả, Bát Giới và Sa Tăng giải thích rằng thi thể đó chính là sư phụ (tức Đường Tăng). Theo đó, Đường Tăng đã "chết đuối" để giải phóng nguyên thần.
Nguyên thần của những người tu luyện như Đường Tăng để có chân tâm thanh tịnh giúp đạt đến cảnh giới đắc đạo. Đó cũng là lúc họ trút khỏi cơ thể phàm trần để thăng hoa. Điều này được cho chính là ý nghĩa của cụm từ “Kim thiền thoát xác” cũng như ngụ ý của cái tên “Kim Thiền Tử” của Đường Tăng.
Mời độc giả xem video: Bộ phận tên lửa Trung Quốc suýt rơi trúng trường học. Nguồn: THDT.