Sách Kỷ lục Guinness (The Guinness Book of Records) là một sách tra cứu được xuất bản hàng năm, ghi lại tập hợp các kỷ lục thế giới được công nhận trên toàn thế giới. Lịch sử hình thành của cuốn sách nổi tiếng này rất thú vị.Cảm hứng cho Kỷ lục Guinness được cho là xuất hiện từ tháng 11/1951, trong một chuyến đi săn ở Ireland của Sir Hugh Beaver, giám đốc điều hành Nhà máy bia Guinne, một cơ sở sản xuất được thành lập tại Dublin năm 1759.Sau khi bắn hụt một con chim choi choi vàng, Beaver và các thành viên trong nhóm săn của mình đã tranh luận liệu sinh vật này có phải là loài chim nhanh nhất Châu Âu hay không, nhưng họ chẳng thể tìm ra một cuốn sách có chứa câu trả lời.Nghĩ rằng những khách quen của các quán rượu tại Anh sẽ thích một cuốn sách kỷ lục có thể được sử dụng để giải quyết kiểu bất đồng nho nhỏ này, Beaver quyết định xuất bản một cuốn sách.Ông đã thuê hai anh em sinh đôi Norris và Ross McWhirter, đồng sáng lập một công ty có trụ sở tại London chuyên cung cấp thông tin và số liệu thống kê cho các tờ báo và nhà quảng cáo.Vào ngày 27/8/1955 ấn bản đầu tiên của sách Kỷ lục Guinness đã được xuất bản tại Vương quốc Anh. Họ dự định tặng miễn phí cuốn sách tại các quán rượu nhằm quảng bá thương hiệu cho Guinness.Tuy nhiên, Kỷ lục Guinness nhanh chóng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ và trở nên phổ biến đến mức công ty bắt đầu bán sách vào mùa thu. Nó nhanh chóng trở thành một cuốn sách bán chạy nhất năm đó.Phiên bản Kỷ lục Guinness của Mỹ ra mắt vào năm 1956 và ngay sau đó là phiên bản ở một số quốc gia khác. Anh em nhà McWhirters đã đi khắp thế giới để khảo sát và xác minh các kỷ lục.Kể từ đó, sách Kỷ lục Guinness được cập nhật thường xuyên cho đến nay. Quyển sách này cũng tạo ra một kỷ lục Guinnes cho chính mình là loạt sách có bản quyền bán chạy nhất thế giới.Việt Nam đã có một số lần xuất hiện trong sách Kỷ lục Guinness, có thể kể đến Con quay tự quay lâu nhất thế giới (2011), Tranh ghép nhiều mảnh nhất (2011), Con đường gốm sứ dài nhất thế giới (2010)...Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không? | VTV TSTC.
Sách Kỷ lục Guinness (The Guinness Book of Records) là một sách tra cứu được xuất bản hàng năm, ghi lại tập hợp các kỷ lục thế giới được công nhận trên toàn thế giới. Lịch sử hình thành của cuốn sách nổi tiếng này rất thú vị.
Cảm hứng cho Kỷ lục Guinness được cho là xuất hiện từ tháng 11/1951, trong một chuyến đi săn ở Ireland của Sir Hugh Beaver, giám đốc điều hành Nhà máy bia Guinne, một cơ sở sản xuất được thành lập tại Dublin năm 1759.
Sau khi bắn hụt một con chim choi choi vàng, Beaver và các thành viên trong nhóm săn của mình đã tranh luận liệu sinh vật này có phải là loài chim nhanh nhất Châu Âu hay không, nhưng họ chẳng thể tìm ra một cuốn sách có chứa câu trả lời.
Nghĩ rằng những khách quen của các quán rượu tại Anh sẽ thích một cuốn sách kỷ lục có thể được sử dụng để giải quyết kiểu bất đồng nho nhỏ này, Beaver quyết định xuất bản một cuốn sách.
Ông đã thuê hai anh em sinh đôi Norris và Ross McWhirter, đồng sáng lập một công ty có trụ sở tại London chuyên cung cấp thông tin và số liệu thống kê cho các tờ báo và nhà quảng cáo.
Vào ngày 27/8/1955 ấn bản đầu tiên của sách Kỷ lục Guinness đã được xuất bản tại Vương quốc Anh. Họ dự định tặng miễn phí cuốn sách tại các quán rượu nhằm quảng bá thương hiệu cho Guinness.
Tuy nhiên, Kỷ lục Guinness nhanh chóng nhận được sự quan tâm mạnh mẽ và trở nên phổ biến đến mức công ty bắt đầu bán sách vào mùa thu. Nó nhanh chóng trở thành một cuốn sách bán chạy nhất năm đó.
Phiên bản Kỷ lục Guinness của Mỹ ra mắt vào năm 1956 và ngay sau đó là phiên bản ở một số quốc gia khác. Anh em nhà McWhirters đã đi khắp thế giới để khảo sát và xác minh các kỷ lục.
Kể từ đó, sách Kỷ lục Guinness được cập nhật thường xuyên cho đến nay. Quyển sách này cũng tạo ra một kỷ lục Guinnes cho chính mình là loạt sách có bản quyền bán chạy nhất thế giới.
Việt Nam đã có một số lần xuất hiện trong sách Kỷ lục Guinness, có thể kể đến Con quay tự quay lâu nhất thế giới (2011), Tranh ghép nhiều mảnh nhất (2011), Con đường gốm sứ dài nhất thế giới (2010)...
Mời quý độc giả xem video: Quả phật thủ có ăn được không? | VTV TSTC.