Pharaoh của Ai Cập là người lãnh đạo tối cao, nắm trong tay quyền lực tối thượng về cả chính trị lẫn tôn giáo ở Thượng và Hạ Ai Cập. Vợ của pharaoh là nữ hoàng - người đồng cai trị Ai Cập. Nữ hoàng và pharaoh có thể xem là bình đẳng về quyền lực.Thỉnh thoảng, một số nữ hoàng trong lịch sử Ai Cập cổ đại được gọi là pharaoh khi một mình cai trị đất nước. Trong đó, Nữ hoàng Nefertiti là một ví dụ như vậy. Một số phù điêu mô tả Nữ hoàng Nefertiti mang vương miện của một pharaoh. Một giả thuyết còn cho rằng, Nữ hoàng Nefertiti lên nắm quyền sau khi chồng băng hà, lấy hiệu là pharaoh Smenkhkare.Vương miện của một pharaoh Ai Cập có hình ảnh nữ thần rắn và cũng chỉ có vua chúa Ai Cập mới sử dụng biểu tượng này.Pharaoh đầu tiên của Ai Cập là Menes. Vị vua này đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành một quốc gia thống nhất.Khufu là pharaoh vĩ đại - người đã cho xây dựng kim tự tháp lớn nhất Ai Cập.Pepi II trở thành pharaoh Ai Cập từ khi mới 6 tuổi. Theo đó, pharaoh Pepi II cai trị Ai Cập trong 94 năm.Pharaoh Ramses II hay còn gọi Ramses Đại đế cai trị toàn bộ lãnh thổ Ai Cập trong 67 năm. Vị pharaoh này nổi tiếng lịch sử khi cho xây nhiều tượng, đài tưởng niệm nhiều hơn bất kỳ vị vua Ai Cập nào.Cleopatra VII còn được biết đến là pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Nữ pharaoh này đã có mối quan hệ tình ái với 2 nhân vật máu mặt của La Mã đó là Julius Caesar và Mark Antony.Akhenaten là pharaoh nổi tiếng Ai Cập cai trị đất nước cùng với Nữ hoàng Nefertiti. Vợ chồng pharaoh Akhenaten đã thực thi cuộc cách mạng tôn giáo, khi họ bắt đầu chỉ thờ một vị thần linh duy nhất đó là thần Aten hay thần Mặt Trời. Pharaoh Akhenaten còn chính là cha của pharaoh Tutankhamun lừng danh sử sách.Pharaoh Tutankhamun hay còn gọi vua Tut là một vị vua vô cùng nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Bởi lẽ, các chuyên gia khảo cổ đã tìm ra và khai quật lăng mộ của Tutankhamun và tìm được một trong những kho báu lớn nhất Ai Cập cổ đại. Thêm vào đó, Tutankhamun còn nổi tiếng khi lên ngôi báu khi mới 9 tuổi và đưa Ai Cập quay trở lại tín ngưỡng thờ các vị thần - đi ngược lại với tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời của người vua cha quá cố.
Pharaoh của Ai Cập là người lãnh đạo tối cao, nắm trong tay quyền lực tối thượng về cả chính trị lẫn tôn giáo ở Thượng và Hạ Ai Cập. Vợ của pharaoh là nữ hoàng - người đồng cai trị Ai Cập. Nữ hoàng và pharaoh có thể xem là bình đẳng về quyền lực.
Thỉnh thoảng, một số nữ hoàng trong lịch sử Ai Cập cổ đại được gọi là pharaoh khi một mình cai trị đất nước. Trong đó, Nữ hoàng Nefertiti là một ví dụ như vậy. Một số phù điêu mô tả Nữ hoàng Nefertiti mang vương miện của một pharaoh. Một giả thuyết còn cho rằng, Nữ hoàng Nefertiti lên nắm quyền sau khi chồng băng hà, lấy hiệu là pharaoh Smenkhkare.
Vương miện của một pharaoh Ai Cập có hình ảnh nữ thần rắn và cũng chỉ có vua chúa Ai Cập mới sử dụng biểu tượng này.
Pharaoh đầu tiên của Ai Cập là Menes. Vị vua này đã thống nhất Thượng và Hạ Ai Cập thành một quốc gia thống nhất.
Khufu là pharaoh vĩ đại - người đã cho xây dựng kim tự tháp lớn nhất Ai Cập.
Pepi II trở thành pharaoh Ai Cập từ khi mới 6 tuổi. Theo đó, pharaoh Pepi II cai trị Ai Cập trong 94 năm.
Pharaoh Ramses II hay còn gọi Ramses Đại đế cai trị toàn bộ lãnh thổ Ai Cập trong 67 năm. Vị pharaoh này nổi tiếng lịch sử khi cho xây nhiều tượng, đài tưởng niệm nhiều hơn bất kỳ vị vua Ai Cập nào.
Cleopatra VII còn được biết đến là pharaoh cuối cùng của Ai Cập. Nữ pharaoh này đã có mối quan hệ tình ái với 2 nhân vật máu mặt của La Mã đó là Julius Caesar và Mark Antony.
Akhenaten là pharaoh nổi tiếng Ai Cập cai trị đất nước cùng với Nữ hoàng Nefertiti. Vợ chồng pharaoh Akhenaten đã thực thi cuộc cách mạng tôn giáo, khi họ bắt đầu chỉ thờ một vị thần linh duy nhất đó là thần Aten hay thần Mặt Trời. Pharaoh Akhenaten còn chính là cha của pharaoh Tutankhamun lừng danh sử sách.
Pharaoh Tutankhamun hay còn gọi vua Tut là một vị vua vô cùng nổi tiếng, được nhiều người biết đến. Bởi lẽ, các chuyên gia khảo cổ đã tìm ra và khai quật lăng mộ của Tutankhamun và tìm được một trong những kho báu lớn nhất Ai Cập cổ đại. Thêm vào đó, Tutankhamun còn nổi tiếng khi lên ngôi báu khi mới 9 tuổi và đưa Ai Cập quay trở lại tín ngưỡng thờ các vị thần - đi ngược lại với tín ngưỡng thờ thần Mặt Trời của người vua cha quá cố.