Mua Alaska từ Nga là một trong những thương vụ quan trọng nhất mà Mỹ từng thực hiện. Trước khi Alaska trở thành một phần lãnh thổ của Mỹ, vùng đất này từng thuộc sở hữu của Nga. Với diện tích 1,7 triệu km2, Alaska giáp với Canada ở phía Đông, giáp Bắc Băng Dương ở phía Bắc, với Thái Bình Dương ở phía Tây và phía Nam, đối diện với đất liền Nga qua eo biển Bering.Người dân Nga bắt đầu định cư ở Alaska vào năm 1784. Vào thời kỳ cao điểm, khoảng 1.000 người sinh sống ở Alaska. Dù vậy, nơi đây phát triển thương mại, đóng tàu, khai thác khoáng sản (bao gồm vàng).Ý định bán Alaska cho Mỹ được Nga bắt đầu triển khai sau cuộc chiến tranh Crimea (diễn ra từ năm 1853 -1856). Vào thời điểm bấy giờ, Nga - Mỹ có quan hệ hữu nghị.Theo một số nhà nghiên cứu, Nga muốn bán Alaska cho Mỹ vì không có kinh phí để phát triển vùng đất này. Vào những năm 1860, Nga chiếm giữ Vùng Amur và Vùng nguyên sơ Viễn Đông từ Trung Quốc cũnh như quan tâm đến khu vực Trung Á. Do đó, những khu vực này được Nga ưu tiên hơn Alaska.Thêm nữa, Nga nhận thấy Anh có thể dễ dàng chiếm được Alaska bất cứ lúc nào. Nguyên do là bởi Anh là nước có tài sản ở Canada - quốc gia tiếp giáp với Alaska từ phía Đông. Người Nga khi ấy coi Anh là đối thủ địa chính trị.Vì vậy, Nga thúc đẩy việc bán Alaska cho Mỹ. Sau khi cử một nhóm khảo sát đến Alaska để định giá tài nguyên thiên nhiên ở Alaska, Sa hoàng Alexander II ra lệnh chuyển bản đánh giá đến chính phủ Mỹ. Sau các cuộc thảo luận giữa hai bên, Mỹ và Nga chốt thương vụ mua bán Alaska với giá 7,2 triệu USD. Tuy nhiên, các hoạt động thương thảo tiếp theo bị gián đoạn vài năm do xảy ra nội chiến ở Mỹ.Phải đến ngày 30/3/1867, Ngoại trưởng Mỹ khi ấy là William H. Seward và Công sứ Nga là Edouard de Stoeckl đã ký Hiệp ước bán Alaska cho Mỹ tại thủ đô Washington DC. Vào tháng 4/1867, Thượng viện Mỹ phê chuẩn thương vụ trên và Tổng thống Mỹ Andrew Johnson ký thông qua vào một tháng sau đó. Nga chính thức bàn giao Alaska cho Mỹ vào tháng 10/1867.Liên quan đến thương vụ Alaska, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Mỹ từng không muốn mua hòn đảo này của Nga. Nguyên do là bởi một số quan chức trong chính phủ cũng như những người đứng đầu doanh nghiệp ở Mỹ có những quan ngại về chi phí phát triển và duy trì một vùng rộng lớn và dân cư thưa thớt ở Alaska.Thêm nữa, vào năm 1865, cuộc nội chiến ở Mỹ kết thúc. Cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người và gây thiệt hại về kinh tế lớn. Công cuộc tái thiết đất nước sẽ mất khá nhiều thời gian. Do vậy, một số quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ phản đối việc mua lại Alaska trong bối cảnh kinh tế đất nước không phải đang ở thời kỳ thịnh vượng.Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ khi ấy là Andrew Johnson và Ngoại trưởng William Seward đã ủng hộ việc mua lại Alaska. Do đó, thương vụ này được Nga - Mỹ xúc tiến và hoàn tất quá trình mua - bán Alaska vào năm 1867.Mời độc giả xem video: Tết đi spa cùng Mật - Chú chó Alaska nổi tiếng. Nguồn: VTV24.
Mua Alaska từ Nga là một trong những thương vụ quan trọng nhất mà Mỹ từng thực hiện. Trước khi Alaska trở thành một phần lãnh thổ của Mỹ, vùng đất này từng thuộc sở hữu của Nga. Với diện tích 1,7 triệu km2, Alaska giáp với Canada ở phía Đông, giáp Bắc Băng Dương ở phía Bắc, với Thái Bình Dương ở phía Tây và phía Nam, đối diện với đất liền Nga qua eo biển Bering.
Người dân Nga bắt đầu định cư ở Alaska vào năm 1784. Vào thời kỳ cao điểm, khoảng 1.000 người sinh sống ở Alaska. Dù vậy, nơi đây phát triển thương mại, đóng tàu, khai thác khoáng sản (bao gồm vàng).
Ý định bán Alaska cho Mỹ được Nga bắt đầu triển khai sau cuộc chiến tranh Crimea (diễn ra từ năm 1853 -1856). Vào thời điểm bấy giờ, Nga - Mỹ có quan hệ hữu nghị.
Theo một số nhà nghiên cứu, Nga muốn bán Alaska cho Mỹ vì không có kinh phí để phát triển vùng đất này. Vào những năm 1860, Nga chiếm giữ Vùng Amur và Vùng nguyên sơ Viễn Đông từ Trung Quốc cũnh như quan tâm đến khu vực Trung Á. Do đó, những khu vực này được Nga ưu tiên hơn Alaska.
Thêm nữa, Nga nhận thấy Anh có thể dễ dàng chiếm được Alaska bất cứ lúc nào. Nguyên do là bởi Anh là nước có tài sản ở Canada - quốc gia tiếp giáp với Alaska từ phía Đông. Người Nga khi ấy coi Anh là đối thủ địa chính trị.
Vì vậy, Nga thúc đẩy việc bán Alaska cho Mỹ. Sau khi cử một nhóm khảo sát đến Alaska để định giá tài nguyên thiên nhiên ở Alaska, Sa hoàng Alexander II ra lệnh chuyển bản đánh giá đến chính phủ Mỹ. Sau các cuộc thảo luận giữa hai bên, Mỹ và Nga chốt thương vụ mua bán Alaska với giá 7,2 triệu USD. Tuy nhiên, các hoạt động thương thảo tiếp theo bị gián đoạn vài năm do xảy ra nội chiến ở Mỹ.
Phải đến ngày 30/3/1867, Ngoại trưởng Mỹ khi ấy là William H. Seward và Công sứ Nga là Edouard de Stoeckl đã ký Hiệp ước bán Alaska cho Mỹ tại thủ đô Washington DC. Vào tháng 4/1867, Thượng viện Mỹ phê chuẩn thương vụ trên và Tổng thống Mỹ Andrew Johnson ký thông qua vào một tháng sau đó. Nga chính thức bàn giao Alaska cho Mỹ vào tháng 10/1867.
Liên quan đến thương vụ Alaska, một số nhà nghiên cứu cho rằng, Mỹ từng không muốn mua hòn đảo này của Nga. Nguyên do là bởi một số quan chức trong chính phủ cũng như những người đứng đầu doanh nghiệp ở Mỹ có những quan ngại về chi phí phát triển và duy trì một vùng rộng lớn và dân cư thưa thớt ở Alaska.
Thêm nữa, vào năm 1865, cuộc nội chiến ở Mỹ kết thúc. Cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm ngàn người và gây thiệt hại về kinh tế lớn. Công cuộc tái thiết đất nước sẽ mất khá nhiều thời gian. Do vậy, một số quan chức, lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ phản đối việc mua lại Alaska trong bối cảnh kinh tế đất nước không phải đang ở thời kỳ thịnh vượng.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ khi ấy là Andrew Johnson và Ngoại trưởng William Seward đã ủng hộ việc mua lại Alaska. Do đó, thương vụ này được Nga - Mỹ xúc tiến và hoàn tất quá trình mua - bán Alaska vào năm 1867.
Mời độc giả xem video: Tết đi spa cùng Mật - Chú chó Alaska nổi tiếng. Nguồn: VTV24.