Có dịp ghé thăm thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), nơi có nhà thờ đá Phát Diệm nổi tiếng, nhiều du khách không khỏi tò mò thì thấy một rạp chiếu bóng có tên khá lạ là rạp Kim-Mau nằm ở trung tâm thị trấn. Phía sau tên gọi này một câu chuyện lịch sử nhiều ý nghĩa.Rạp Kim-Mau nằm ven sông Ân, mặt tiền hướng ra rưquảng trường sông Ân và quốc lộ 10. Rạp chiếu bóng này đã tồn tại 6 thập kỷ, là một trong những rạp "cao niên" ở miền Bắc.Ngược dòng lịch sử, vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt" rất phổ biến ở các tỉnh thành miền Bắc. Một phong trào nổi bật trong đó là phong trào kết nghĩa Bắc - Nam giữa các tỉnh thành miền Bắc với các tỉnh thành miền Nam.Từ phong trào này, đã có rất nhiều tỉnh thành kết nghĩa với nhau, trong đó hai tỉnh Ninh Bình - Bạc Liêu kết nghĩa vào ngày 23/1/1960. Theo phân chia địa giới hành chính của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1954-1975 thì Cà Mau là một huyện của tỉnh Bạc Liêu.Sau khi Ninh Bình và Bạc Liêu kết nghĩa, huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức kết nghĩa với huyện Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Sự kết nghĩa này thể thể hiện qua một số công trình mang tên gắn liền với địa phương kết nghĩa mà rạp chiếu bóng Kim-Mau là một công trình tiêu biểu.Không khó để nhận ra cái tên Kim-Mau được ghép từ tên hai địa danh Kim Sơn - Cà Mau. Do trong chính tả cũ Cà Mau được đọc là Cà Mâu nên rạp chiếu bóng Kim-Mau còn có một cái tên khác là Kim-Mâu.Sau năm 1975, nhiều cán bộ, đồng bào tỉnh Ninh Bình được điều động, tăng cường tham gia công tác, xây dựng quê hương mới Cà Mau và Bạc Liêu, trở thành những công dân, cán bộ của địa phương này.Hiện nay, có hàng ngàn người con của mảnh đất Ninh Bình đang sinh sống và làm việc ở hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Họ đã góp phần quan trọng trong việc vun đắp tình đoàn kết giữa nhân dân ba tỉnh Ninh Bình - Bạc Liêu - Cà Mau.Nhân kỷ niệm 54 năm ngày Ninh Bình - Bạc Liêu kết nghĩa, ông Lê Văn Kiên - Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Kim Sơn - đã làm một bài thơ, có đoạn: "Công trình kết nghĩa Cà Mau/ Hai miền Nam Bắc nối cầu Kim Sơn/ Sông Cà Mau hiền thơ mộng/ Rạp Kim Mau luôn tỏa sáng ánh đèn...".Ngày nay, diện mạo rạp chiếu bóng Kim-Mau không có nhiều thay đổi so với thời điểm năm 1960, khi rạp được khai sinh từ mối thâm tình Kim Sơn - Cà Mau.Rạp có diện tích 1,65 ha với sức chứa 800 chỗ ngồi, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của huyện Kim Sơn. Vào dịp Tết, quảng trường trước rạp là chợ hoa, thu hút rất đông người dân địa phương và du khách đến mua bán, tham quan...Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.
Có dịp ghé thăm thị trấn Phát Diệm (Kim Sơn, Ninh Bình), nơi có nhà thờ đá Phát Diệm nổi tiếng, nhiều du khách không khỏi tò mò thì thấy một rạp chiếu bóng có tên khá lạ là rạp Kim-Mau nằm ở trung tâm thị trấn. Phía sau tên gọi này một câu chuyện lịch sử nhiều ý nghĩa.
Rạp Kim-Mau nằm ven sông Ân, mặt tiền hướng ra rưquảng trường sông Ân và quốc lộ 10. Rạp chiếu bóng này đã tồn tại 6 thập kỷ, là một trong những rạp "cao niên" ở miền Bắc.
Ngược dòng lịch sử, vào thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Mỹ, các phong trào "Vì miền Nam ruột thịt" rất phổ biến ở các tỉnh thành miền Bắc. Một phong trào nổi bật trong đó là phong trào kết nghĩa Bắc - Nam giữa các tỉnh thành miền Bắc với các tỉnh thành miền Nam.
Từ phong trào này, đã có rất nhiều tỉnh thành kết nghĩa với nhau, trong đó hai tỉnh Ninh Bình - Bạc Liêu kết nghĩa vào ngày 23/1/1960. Theo phân chia địa giới hành chính của chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong giai đoạn 1954-1975 thì Cà Mau là một huyện của tỉnh Bạc Liêu.
Sau khi Ninh Bình và Bạc Liêu kết nghĩa, huyện Kim Sơn thuộc tỉnh Ninh Bình cũng tổ chức kết nghĩa với huyện Cà Mau thuộc tỉnh Bạc Liêu. Sự kết nghĩa này thể thể hiện qua một số công trình mang tên gắn liền với địa phương kết nghĩa mà rạp chiếu bóng Kim-Mau là một công trình tiêu biểu.
Không khó để nhận ra cái tên Kim-Mau được ghép từ tên hai địa danh Kim Sơn - Cà Mau. Do trong chính tả cũ Cà Mau được đọc là Cà Mâu nên rạp chiếu bóng Kim-Mau còn có một cái tên khác là Kim-Mâu.
Sau năm 1975, nhiều cán bộ, đồng bào tỉnh Ninh Bình được điều động, tăng cường tham gia công tác, xây dựng quê hương mới Cà Mau và Bạc Liêu, trở thành những công dân, cán bộ của địa phương này.
Hiện nay, có hàng ngàn người con của mảnh đất Ninh Bình đang sinh sống và làm việc ở hai tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau. Họ đã góp phần quan trọng trong việc vun đắp tình đoàn kết giữa nhân dân ba tỉnh Ninh Bình - Bạc Liêu - Cà Mau.
Nhân kỷ niệm 54 năm ngày Ninh Bình - Bạc Liêu kết nghĩa, ông Lê Văn Kiên - Trưởng Ban Dân vận Huyện ủy Kim Sơn - đã làm một bài thơ, có đoạn: "Công trình kết nghĩa Cà Mau/ Hai miền Nam Bắc nối cầu Kim Sơn/ Sông Cà Mau hiền thơ mộng/ Rạp Kim Mau luôn tỏa sáng ánh đèn...".
Ngày nay, diện mạo rạp chiếu bóng Kim-Mau không có nhiều thay đổi so với thời điểm năm 1960, khi rạp được khai sinh từ mối thâm tình Kim Sơn - Cà Mau.
Rạp có diện tích 1,65 ha với sức chứa 800 chỗ ngồi, là nơi diễn ra các hoạt động văn hóa của huyện Kim Sơn. Vào dịp Tết, quảng trường trước rạp là chợ hoa, thu hút rất đông người dân địa phương và du khách đến mua bán, tham quan...
Mời quý độc giả xem video: Nghe ca khúc Việt Nam quê hương tôi.