Benjamin Franklin (1706 - 1790) là chính trị gia, triết gia, nhà hoạt động động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu và nhà khoa học Mỹ. Ông nổi tiếng với sáng chế cột thu lôi được sử dụng rộng rãi trong suốt nhiều thập kỷ qua.Để cho ra đời cột thu lôi, nhà khoa học Franklin đã mạo hiểm tính mạng khi đích thân tham gia thử nghiệm. Cụ thể, vào năm 1752, ông cùng con trai William thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh sét thực chất là sự phóng điện.Ông Franklin thả một con diều lên trời với đầu trên có gắn một thanh sắt nhỏ để hút sét. Thanh sắt này đóng vai trò như cột thu lôi.Tiếp đến, cha con nhà khoa học Franklin buộc con diều vào một sợi dây có khả năng dẫn điện. Ở phía cuối sợi dây gắn thêm một chiếc chìa khóa.Khi trời đổ mưa và có sét, sợi dây diều thấm nước khiến nó có khả năng dẫn điện. Lúc chạm tay vào chiếc chìa khóa, nhà khoa học Benjamin cảm nhận được luồng điện. Điều này giúp ông chứng minh sét là một hiện tượng phóng điện.Sau đó, ông Franklin dùng chai Leiden - hình thức ban đầu của tụ điện - để tích điện từ chiếc chìa khóa. Nhờ đó, ông thu được một lượng điện rất lớn.Ông Franklin may mắn không gặp sự cố nào khi thực hiện thí nghiệm trên. Một năm sau, nhà vật lý Đức Georg Wilhelm Richmann thực hiện thí nghiệm tương tự như của ông Franklin ở St. Petersburg, Nga nhưng tử vong.Với việc mạo hiểm tính mạng làm thí nghiệm, ông Franklin thành công trong việc sáng chế ra cột thu lôi.Ông cho lắp đặt cột thu lôi đầu tiên tại ngôi nhà của mình ở Philadelphia vào năm 1753. Nhờ vậy, suốt mùa mưa bão năm đó, nhà của ông không bị ảnh hưởng.Kể từ đó, cột thu lôi được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân các nước. Nhờ vậy, những thiệt hại do sét đánh gây ra trong mùa mưa bão giảm rõ rệt.Mời độc giả xem video: Nhà khoa học lý giải nguyên nhân vụ tai nạn ở Hải Dương. Nguồn: THDT.
Benjamin Franklin (1706 - 1790) là chính trị gia, triết gia, nhà hoạt động động xã hội, nhà ngoại giao hàng đầu và nhà khoa học Mỹ. Ông nổi tiếng với sáng chế cột thu lôi được sử dụng rộng rãi trong suốt nhiều thập kỷ qua.
Để cho ra đời cột thu lôi, nhà khoa học Franklin đã mạo hiểm tính mạng khi đích thân tham gia thử nghiệm. Cụ thể, vào năm 1752, ông cùng con trai William thực hiện thí nghiệm nhằm chứng minh sét thực chất là sự phóng điện.
Ông Franklin thả một con diều lên trời với đầu trên có gắn một thanh sắt nhỏ để hút sét. Thanh sắt này đóng vai trò như cột thu lôi.
Tiếp đến, cha con nhà khoa học Franklin buộc con diều vào một sợi dây có khả năng dẫn điện. Ở phía cuối sợi dây gắn thêm một chiếc chìa khóa.
Khi trời đổ mưa và có sét, sợi dây diều thấm nước khiến nó có khả năng dẫn điện. Lúc chạm tay vào chiếc chìa khóa, nhà khoa học Benjamin cảm nhận được luồng điện. Điều này giúp ông chứng minh sét là một hiện tượng phóng điện.
Sau đó, ông Franklin dùng chai Leiden - hình thức ban đầu của tụ điện - để tích điện từ chiếc chìa khóa. Nhờ đó, ông thu được một lượng điện rất lớn.
Ông Franklin may mắn không gặp sự cố nào khi thực hiện thí nghiệm trên. Một năm sau, nhà vật lý Đức Georg Wilhelm Richmann thực hiện thí nghiệm tương tự như của ông Franklin ở St. Petersburg, Nga nhưng tử vong.
Với việc mạo hiểm tính mạng làm thí nghiệm, ông Franklin thành công trong việc sáng chế ra cột thu lôi.
Ông cho lắp đặt cột thu lôi đầu tiên tại ngôi nhà của mình ở Philadelphia vào năm 1753. Nhờ vậy, suốt mùa mưa bão năm đó, nhà của ông không bị ảnh hưởng.
Kể từ đó, cột thu lôi được sử dụng rộng rãi trong đời sống của người dân các nước. Nhờ vậy, những thiệt hại do sét đánh gây ra trong mùa mưa bão giảm rõ rệt.