Cùng với đèn lồng, đèn ông sao... những chiếc mặt nạ giấy bồi là một món đồ chơi dân gian không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Trung Thu. Phía sau món đồ chơi có vẻ đơn giản này là những ý nghĩa văn hóa sâu sắc mà ngày nay nhiều người đã lãng quên.Theo PGS-TS Trang Thanh Hiền (ĐH Mỹ thuật Hà Nội), thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho trẻ con. Nhưng thực chất các hình tượng trên chiếc mặt nạ lại mang những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.Các hình tượng thường gặp trên mặt nạ Trung thu là ông Địa, thỏ ngọc, khỉ, trâu, lợn, đầu lân... Trong đó, mặt nạ ông Địa tức vị thổ thần, thổ địa được thể hiện với hình dáng tròn vo và vui tươi như sự sung mãn đầy đủ của đất đai màu mỡ.Hình ảnh thỏ ngọc lại là tượng trưng cho sự đẹp đẽ hài hòa – hoặc tượng trưng cho ánh trăng sáng ngời đêm rằm. Sự xuất hiện của hình tượng ông Địa với thỏ ngọc ẩn giấu ước vọng về một mùa màng bội thu của người nông dân thời xưa.Trong đám rước đèn đêm trăng, ông Địa cầm cái quạt mo phe phẩy, đi trước đám múa lân, rồi cả một đám trẻ con rồng rắn đi sau, vừa đi vừa hát đồng dao. Múa lân cũng là trò chơi đầy ẩn ngữ. Con Lân cũng là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng và cho điềm lành.Cùng với đó là các loại hình tượng thường được xuất hiện trong truyện kể cho trẻ con như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tăng… Các hình tượng này mang hàm ý để nêu cao tinh thần vượt khó, sự dũng cảm, mưu trí, đồng thời cũng là dấu ấn Phật giáo trong lễ hội đêm rằm.Có thể nói, đám rước đèn, chơi mặt nạ tưởng chừng như chỉ là trò vui của con trẻ, nhưng ẩn chứa trong đó những thông điệp với đất trời: Ước mong cho trời yên bể lặng, mong cho ánh trăng sáng tươi, đất đai màu mỡ mùa màng bội thu, cho con cháu luôn tươi vui khỏe mạnh.Người lớn làm đồ chơi cho trẻ con vui trông trăng nhưng thực chất các loại hình đồ chơi, trong đó có mặt nạ, đã đóng góp một cách đặc biệt vào “nghi lễ” cúng trăng – cúng trời đất – cầu mùa mà con trẻ như một thành tố tham dự.Có thể thấy thông qua các mặt nạ Trung Thu của người Việt, những dấu ấn văn hóa đậm chất tín ngưỡng nông nghiệp của cư dân làm lúa nước được hiện ra.Ngày nay, nghề làm mặt nạ giấy bồi vẫn được duy trì tại nhiều địa phương ở đồng bằng sông Hồng, trong đó những nơi có tiếng là Hà Nội (phố Hàng Lược, Hàng Mã) và Hưng Yên (Làng Hảo ở Liêu Xá).So với trước kia, các hình tượng trên mặt nạ giấy bồi đã trở nên phong phú hơn rất nhiều với các nhân vật hoạt hình, điện ảnh... được trẻ em yêu thích. Đây cũng là cách để món món đồ chơi dân gian này có thể tồn tại trong thời buổi cơ chế thị trường.Sau nhiều thể kỷ đồng hành cùng ngày Tết Trung thu, trong khoảng 2 thập niên trở lại đây, mặt nạ giấy bồi có phần bị lấn át bởi sự xuất hiện của mặt nạ nhựa Trung Quốc, được sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng hơn nhiều.Trong bối cảnh này, việc mua cho trẻ em những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống thay vì mặt nạ Trung Quốc trong ngày Tết Trung thu là một cách thiết thực để gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.
Cùng với đèn lồng, đèn ông sao... những chiếc mặt nạ giấy bồi là một món đồ chơi dân gian không thể thiếu vào mỗi dịp Tết Trung Thu. Phía sau món đồ chơi có vẻ đơn giản này là những ý nghĩa văn hóa sâu sắc mà ngày nay nhiều người đã lãng quên.
Theo PGS-TS Trang Thanh Hiền (ĐH Mỹ thuật Hà Nội), thoạt nhìn, những chiếc mặt nạ có vẻ như chỉ là những vật dụng mua vui đêm rằm cho trẻ con. Nhưng thực chất các hình tượng trên chiếc mặt nạ lại mang những thông điệp văn hóa rất rõ ràng.
Các hình tượng thường gặp trên mặt nạ Trung thu là ông Địa, thỏ ngọc, khỉ, trâu, lợn, đầu lân... Trong đó, mặt nạ ông Địa tức vị thổ thần, thổ địa được thể hiện với hình dáng tròn vo và vui tươi như sự sung mãn đầy đủ của đất đai màu mỡ.
Hình ảnh thỏ ngọc lại là tượng trưng cho sự đẹp đẽ hài hòa – hoặc tượng trưng cho ánh trăng sáng ngời đêm rằm. Sự xuất hiện của hình tượng ông Địa với thỏ ngọc ẩn giấu ước vọng về một mùa màng bội thu của người nông dân thời xưa.
Trong đám rước đèn đêm trăng, ông Địa cầm cái quạt mo phe phẩy, đi trước đám múa lân, rồi cả một đám trẻ con rồng rắn đi sau, vừa đi vừa hát đồng dao. Múa lân cũng là trò chơi đầy ẩn ngữ. Con Lân cũng là hình ảnh tượng trưng cho ánh sáng và cho điềm lành.
Cùng với đó là các loại hình tượng thường được xuất hiện trong truyện kể cho trẻ con như Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Đường Tăng… Các hình tượng này mang hàm ý để nêu cao tinh thần vượt khó, sự dũng cảm, mưu trí, đồng thời cũng là dấu ấn Phật giáo trong lễ hội đêm rằm.
Có thể nói, đám rước đèn, chơi mặt nạ tưởng chừng như chỉ là trò vui của con trẻ, nhưng ẩn chứa trong đó những thông điệp với đất trời: Ước mong cho trời yên bể lặng, mong cho ánh trăng sáng tươi, đất đai màu mỡ mùa màng bội thu, cho con cháu luôn tươi vui khỏe mạnh.
Người lớn làm đồ chơi cho trẻ con vui trông trăng nhưng thực chất các loại hình đồ chơi, trong đó có mặt nạ, đã đóng góp một cách đặc biệt vào “nghi lễ” cúng trăng – cúng trời đất – cầu mùa mà con trẻ như một thành tố tham dự.
Có thể thấy thông qua các mặt nạ Trung Thu của người Việt, những dấu ấn văn hóa đậm chất tín ngưỡng nông nghiệp của cư dân làm lúa nước được hiện ra.
Ngày nay, nghề làm mặt nạ giấy bồi vẫn được duy trì tại nhiều địa phương ở đồng bằng sông Hồng, trong đó những nơi có tiếng là Hà Nội (phố Hàng Lược, Hàng Mã) và Hưng Yên (Làng Hảo ở Liêu Xá).
So với trước kia, các hình tượng trên mặt nạ giấy bồi đã trở nên phong phú hơn rất nhiều với các nhân vật hoạt hình, điện ảnh... được trẻ em yêu thích. Đây cũng là cách để món món đồ chơi dân gian này có thể tồn tại trong thời buổi cơ chế thị trường.
Sau nhiều thể kỷ đồng hành cùng ngày Tết Trung thu, trong khoảng 2 thập niên trở lại đây, mặt nạ giấy bồi có phần bị lấn át bởi sự xuất hiện của mặt nạ nhựa Trung Quốc, được sản xuất hàng loạt với giá thành rẻ và mẫu mã đa dạng hơn nhiều.
Trong bối cảnh này, việc mua cho trẻ em những chiếc mặt nạ giấy bồi truyền thống thay vì mặt nạ Trung Quốc trong ngày Tết Trung thu là một cách thiết thực để gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống của người Việt.
Mời quý độc giả xem video: Nhạc Trung thu hay nhất.